Vì sao vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và Hong Kong vào Việt Nam tăng mạnh?

Written by  - Saturday, 09 November 2019

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam do SSI Research công bố dựa trên số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn FDI từ Trung Quốc và HongKong đang tăng mạnh. Điều này cho thấy tín hiệu gì?

Vì sao vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và Hong Kong vào Việt Nam tăng mạnh?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

FDI đăng ký mới từ Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh không hẳn vì thương chiến

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm, FDI từ Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng vốn dương (17%) trong khi nhiều nước đứng đầu giảm.

Trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng thứ hai cả về giá trị lẫn số lượng dự án FDI đăng ký mới, tương ứng là 2,1 tỷ USD và 541 dự án, tăng 169% và 83%.

Hong Kong cũng vượt lên trên Nhật Bản để đứng thứ tư về số vốn đăng ký mới, 1.63 tỷ USD, tăng mạnh 151%. Tính trung bình, giá trị vốn đăng ký mới của Trung Quốc và Hong Kong trong 10 tháng khá cao, đạt 3,9 triệu USD và 6.4 triệu USD/1 dự án, cao hơn cả Hàn Quốc (3 triệu USD).

Xu hướng đầu tư từ Trung Quốc và Hong Kong gia tăng nhanh, ngược lại với xu hướng chung là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một nguyên nhân cần lưu ý là môi trường.

Nhiều dự án lớn của Trung Quốc được cấp giấy phép đầu tư trong bốn tháng đầu năm như Hoá chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), Lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4) đều là các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao. 

Khoảng thời gian chưa đến 10 tháng kể từ khi nổ ra thương chiến (tháng 6/2018) là rất ngắn để hiện thực hóa quyết định dịch chuyển đầu tư do áp lực tăng thuế của Mỹ. Trong khi đó, các quy định ngày một khắt khe về môi trường tại Trung Quốc chắc chắn đã và đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của

Trong 10 tháng đầu năm, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Nếu loại 3,85 tỷ USD từ Hong Kong khi mua Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty nắm 53.6% Sabeco) thì lượng vốn này chỉ còn tăng 10%.     

Trung Quốc cũng gia tăng góp vốn mua cổ phần với tốc độ cao, tăng 40% trong 10 tháng sau khi đã tăng 65% trong năm 2018. 

các doanh nghiệp Trung Quốc sang các quốc gia lân cận.

Singapore dẫn đầu, Trung Quốc tăng nhanh góp vốn, mua cổ phần

Trong 10 tháng đầu năm, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Nếu loại 3,85 tỷ USD từ Hong Kong khi mua Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty nắm 53.6% Sabeco) thì lượng vốn này chỉ còn tăng 10%.     

Trung Quốc cũng gia tăng góp vốn mua cổ phần với tốc độ cao, tăng 40% trong 10 tháng sau khi đã tăng 65% trong năm 2018. 

Từ vị trí thứ 5, Trung Quốc đã lên đứng vị trí thứ 3 (không tính Hong Kong) về tổng giá trị deal. Về số lượng, Trung Quốc đã liên tục duy trì vị trí thứ hai với 1.470 deal trong 10 tháng, sau Hàn Quốc là 2.260 deal.

Bỏ qua trường hợp Hong Kong, dẫn đầu về đầu tư góp vốn mua cổ phần trong 10 tháng đầu năm 2019 là Singapore, đạt 2,03 tỷ USD, tăng mạnh 98%.

Các deal góp vốn của Singapore cũng có giá trị lớn, trung bình đạt 4.1 triệu USD/deal, gấp nhiều lần nhóm các nước còn lại (trung bình dưới 1 triệu USD/1 deal).

Nhìn một cách tổng thể, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đang ở xu hướng tích cực. Điều này đảm bảo cho tăng trưởng nội lực của khối cùng tác động lan tỏa sang các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ trong nước.

Theo CafeBiz

전략적 파트너십