Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo Forbes, có 6 yếu tố chủ chốt quyết định vị trí dẫn đầu trong cuộc đua 5G.
Đầu tiên là đổi mới công nghệ và tiêu chuẩn
Rất nhiều người tin rằng, tên tuổi sở hữu số lượng bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) 5G lớn nhất sẽ đứng ở vị trí đầu tiên trong cuộc đua phát triển 5G trên thế giới hiện nay. Đây chính là chiến lược mà hiện tại Huawei đang sử dụng, và trước đó, là Linux Foundation đã sử dụng, để tạo ra vị trí dẫn đầu ảo của mình trên thị trường.
Thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Không phải tất cả các bằng sáng chế tiêu chuẩn nào cũng đóng vai trò quan trọng như nhau, và chúng có sức ảnh hưởng khác nhau tới việc thúc đầy hoàn thành bộ tiêu chuẩn 5G tương thích toàn cầu đầu tiên – 3GPP Release 15, và bộ tiêu chuẩn tiếp theo – Release 16 trong tương lai.
Theo Forbes, không ai khác ngoài "gã khổng lồ" Qualcomm – tập đoàn công nghệ viễn thông đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm vào sứ mệnh R&D 5G – đã đóng góp công sức rất lớn vào việc thúc đẩy quá trình hoàn thành bộ tiêu chuẩn 5G NR ra mắt cùng với 3GPP Release 15, bao gồm mạng lưới 5G NSA (không độc lập) và SA (độc lập)
Thứ 2 là hệ sinh thái chip vi xử lý (chipset)
Ngay sau sự phát triển của mạng 4G, nhiều nhà cung cấp chipset đã tuyên bố rút khỏi thị trường vì chi phí R&D quá cao trong khi lợi nhuận lại thấp. Tuy nhiên, thị trường chipset luôn không ngừng sôi động và cạnh tranh, với một số tập đoàn tập trung sản xuất modem, số khác phát triển thiết bị RF đầu cuối, và một số ít xây dựng cả hai.
Đối với modem 5G, thị trường lớn nhất hiện nay chính là Sub-6GHz, còn mmWave được coi là yếu tố chủ chốt dùng để phân chia thị trường chipset, bởi vì nó rất khó để phân phối, và có rất ít công ty có thể thương mại hóa mmWave.
Danh sách các nhà cung cấp chipset hàng đầu thị trường không thể không kể đến Huawei Technologies (HiSilicon), MediaTek Inc., Intel Corp., Samsung, Unisoc, Skyworks Solutions Inc, Qorvo Inc, và Qualcomm.
Trong đó, Qualcomm được đánh giá là đứng đầu danh sách với hai thế hệ modem 5G và vừa đem bán thiết bị tích hợp thế hệ modem đầu tiên của họ ra thị trường. Họ đồng thời cũng đã thương mại hóa cả Sub-6Gz và mmWave, và sản xuất ra hàng loạt thiết bị đầu cuối giúp khẳng định vị trí dẫn đầu trong thị trường chipset 5G.
Thứ 3 là tích hợp 5G lên các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính...)
Để xác định vị trí dẫn đầu trong sản xuất và kinh doanh thiết bị di động 5G hiện nay, có một số yếu tố cần xem xét. Đầu tiên là việc nhà sản xuất đó đã bán hay giới thiệu sản phẩm thiết bị tích hợp 5G hay chưa. Số lượng thiết bị được bán ra và số nhà mạng hỗ trợ sẽ là yếu tố đánh giá rất quan trọng. Tích hợp cả Sub-6GHz và mmWave cũng là một điểm cộng nữa bởi rất khó để tích hợp mmWave vào thiết bị di động và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hơn.
Thứ 4 là nhà cung cấp hạ tầng thiết bị 5G
Hạ tầng thiết bị 5G bao gồm:
Phần mạng lõi đóng vai trò là bộ phận trung tâm của mạng di động và kết nối các kết nối di động, cố định và hội tụ để đảm bảo trải nghiệm người dùng được nhất quán hơn. Đối với 5G, chúng bao gồm mức độ phân tổ phần cứng cao hơn từ góc độ tính toán và lưu trữ cũng như khả năng lập trình phần mềm qua mạng LTE.
Phần mạng truy cập vô tuyến giữ vai trò lớn trong cách mà điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động của bạn giao tiếp với nhau qua mạng di động.
Các trạm cơ sở là các điểm giao tiếp cố định trong một mạng di động được thiết kế để bao phủ một khu vực địa lý cụ thể.
Các mảng ăng ten được gắn vào các trạm cơ sở để khuyếch đại vùng phủ sóng. Có rất nhiều yêu cầu mới được đặt ra cho khả năng cung cấp độ trễ thấp hơn đáng kể và thông lượng được cải thiện so với LTE với sự hỗ trợ của ăng ten MIMO cỡ lớn (Massive MIMO) của 5G.
Các nhà cung cấp hạ tầng đơn mục đích và đa mục đích
Đơn mục đích đề cập đến các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng truyền thống đã từng triển khai thiết bị độc quyền để hỗ trợ xây dựng mạng không dây, bao gồm Ericsson, Huawei, Nokia, Samsung và ZTE...
Các trạm cơ sở là các điểm giao tiếp cố định trong một mạng di động được thiết kế để bao phủ một khu vực địa lý cụ thể.
Các mảng ăng ten được gắn vào các trạm cơ sở để khuyếch đại vùng phủ sóng. Có rất nhiều yêu cầu mới được đặt ra cho khả năng cung cấp độ trễ thấp hơn đáng kể và thông lượng được cải thiện so với LTE với sự hỗ trợ của ăng ten MIMO cỡ lớn (Massive MIMO) của 5G.
Các nhà cung cấp hạ tầng đơn mục đích và đa mục đích
Đơn mục đích đề cập đến các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng truyền thống đã từng triển khai thiết bị độc quyền để hỗ trợ xây dựng mạng không dây, bao gồm Ericsson, Huawei, Nokia, Samsung và ZTE...
Đa mục đích đề cập đến sự kết hợp giữa các công ty mạng cũng như các nhà cung cấp máy tính, lưu trữ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của họ sang lĩnh vực viễn thông bằng cách đóng gói và chứng nhận phần cứng, phần mềm và dịch vụ của họ, bao gồm Cisco Systems, Dell EMC, Hewlett Packard Enterprise/ Aruba, and Lenovo, v.v. Hewlett Packard Enterprise/ Aruba được xem là đang dẫn đầu trong nhóm này.
Thứ 5 là nhà mạng 5G
Yếu tố quyết định vị trí nhà mạng cung cấp 5G dẫn đầu thị trường bao gồm: 1/Các thông báo công khai xác định các dịch vụ liên quan đến 5G cụ thể và đánh giá các khả năng tổng thể để cung cấp cân bằng giữa khách hàng và doanh nghiệp; 2/các tuyên bố triển khai rộng rãi với các nhà cung cấp hạ tầng 5G hay không;
Theo Forbes, tại các khu vực Bắc Mỹ / Canada, T-Mobile / Sprint đang là nhà mạng cung cấp 5G dẫn đầu thi trường, tại châu Âu là Deutsche Telekom và tại châu Á là China Mobile và SK Telecom.
Cuối cùng là các chính sách và quy định liên quan đến 5G
3 tiêu chí đánh giá khu vực dẫn đầu về chính sách và quy định 5G là: 1/Chính sách liên quan đến 5G được chính phủ công bố; 2/Phân bổ và điều chỉnh phổ; 3/Tổ chức hỗ trợ ứng dụng 5G. Các khu vực được phân chia là Mỹ, Trung Quốc, châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.
Trong 4 khu vực nghiên cứu, Mỹ được đánh giá đạt điểm A, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết. Chính phủ Mỹ đã tích cực ủng hộ việc triển khai mạng 5G. Một trong những phần quan trọng nhất chính là Kế hoạch 5G của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), phác thảo 3 chiến lược cốt lõi – làm cho phổ tần có sẵn hơn, cập nhật chính sách cơ sở hạng tầng và cập nhật các quy định. Mỹ cũng là khu vực duy nhất trên thế giới triển khai cả phổ Sub 6 và mmWave.
Trong khi đó, Trung Quốc được chấm điểm B+, với nỗ lực thông qua Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) để ủng hộ đầu tư, nghiên cứu và thử nghiệm 5G, và một trong những cái tên được hưởng lợi nhiều nhất chính là Huawei. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được chấm điểm B (đáp ứng 2 tiêu chí) và châu Âu với điểm C (chỉ đáp ứng 1 tiêu chí).
Theo Cafef