Những "thỏi nam châm" bất động sản nghỉ dưỡng và khách sạn trong tương lai

Written by  - Thursday, 07 November 2019

Du lịch phát triển mạnh mẽ là yếu tố then chốt giúp bất động sản nghỉ dưỡng tại một số tỉnh thành có sức hấp dẫn lớn.

Bà Rịa - Vũng Tàu một trong những thỏi nam châm bất động sản nghỉ dưỡng... Nguồn ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn

Kênh đầu tư tiềm năng

Năm 2019, thị trường bất động sản nói chung ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt tín dụng của Nhà nước cũng như những vướng mắc pháp lý, sự chặt chẽ hơn trong việc rà soát, cấp phép các dự án mới. Tuy nhiên, tổng các giao dịch trên thị trường bất động sản, trong đó có 2 phân khúc vẫn duy trì tốt là căn hộ để ở, nằm ở vị trí không quá xa trung tâm; thứ hai là sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có khả năng tạo ra dòng tiền cho những người thích kinh doanh.

Riêng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã dần trở thành một phân khúc hấp dẫn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây. Phân khúc này được đánh giá là kênh đầu tư đầy tiềm năng khi những con số về lượng khách du lịch cũng như sự bùng nổ của các dự án đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tại các vùng có lợi thế về du lịch biển như Ninh Thuận, Quy Nhơn, Vân Đồn, Bà Rịa- Vũng Tàu...

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch của Việt Nam thời gian qua liên tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, từ 30 - 40%/năm. Riêng năm 2018, du lịch Việt Nam ước đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng.

Nguồn: Indochina Capital

Nguồn: Indochina Capital

Hiện nay, nhà đầu tư đều đang tìm kiếm những sản phẩm bất động sản có tiềm năng sinh lời bền vững, an toàn và bất động sản nghỉ dưỡng thực sự là một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả.

Phát biểu tại Hội nghị đầu tư 2019, do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức ngày 5/11 tại TP.HCM, ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành (COO) - Indochina Capital phân tích, du lịch phát triển mạnh mẽ là yếu tố then chốt giúp bất động sản nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn lớn, khiến rất nhiều nhà đầu tư sẵn lòng “bỏ tiền” cho một sản phẩm hứa hẹn tiềm năng sinh lời bền vững, đồng thời khẳng định vị thế của người đầu tư.

ông Michael Paul Piro, COO, Indochina Capital, phát biểu tại Hội nghị đầu tư 2019. Ảnh: QH

Ông Michael Paul Piro, COO Indochina Capital, phát biểu tại Hội nghị đầu tư 2019. Ảnh: QH

Ông Michael Paul Piro còn cho biết thêm, nguồn cung khách sạn có thương hiệu hạn chế là một cơ hội lớn để các thương hiệu thâm nhập thị trường, khi sự cạnh tranh còn thấp.

Cũng tại Hội nghị, vị giám đốc điều hành của Indochina Capital cũng đã đề cập đến những nơi có tiềm năng tốt để đầu tư lĩnh vực khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai như: Bà Rịa- Vũng Tàu, Vân Đồn, Ninh Thuận, Quy Nhơn...Ông cho rằng những khu vực này có đủ điều kiện và "lực hút" tốt trong thời gian tới.

Nguồn cung khách sạn có thương hiệu hạn chế là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài . Nguồn: Indochina Capital

Nguồn cung khách sạn có thương hiệu hạn chế là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài . Nguồn: Indochina Capital

Những thỏi nam châm bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai

Theo vị lãnh đạo của Indochina Capital, những địa phương như đã nêu ở trên sẽ là những thỏi nam châm bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai vì nhiều yếu tố thuận lợi. Cụ thể:

Ninh Thuận: Địa phương nổi tiếng với các di tích Champa và làng nghề truyền thống. Trong năm 2018, Ninh Thuận đã đón 2,19 triệu lượt khách, tăng 15,2% so với năm 2017, doanh thu từ du lịch tăng 18,7% so với năm 2017. Một kế hoạch tổng thể để phát triển kinh tế, xã hội tới năm 2020 đã được thiết lập với 3 ngành mũi nhọn là du lịch, bất động sản và năng lượng sạch. Hiện Ninh Thuận có 61 dự án du lịch với tổng số vốn đăng ký gần 20 nghìn tỷ đồng.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Vũng Tàu được kết nối tốt với TP. HCM với đường cao tốc và kế hoạch phát triển 2 sân bay (Hồ Tràm và Gò Găng). Thành phố có kế hoạch phát triển du lịch như một ngành nghề trọng điểm với 155 dự án đầu tư, bao gồm 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị vốn đăng ký 4,4 tỷ USD và 137 dự án có vốn đầu tư trong nước với giá trị vốn đăng ký 48,7 nghìn tỷ đồng.

Quy Nhơn: Năm 2018, Quy Nhơn đón 4 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,6% so với cùng kỳ, doanh thu từ du lịch tăng 54,7% so với cùng kỳ. Năm 2019, giá đất nền tăng 15% so với cùng kỳ. Sân bay quốc tế Phú Cát dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm 2019.

Vân Đồn: Được coi như một đặc khu kinh tế với một sân bay mới đi vào hoạt động, Vân Đồn đang thu hút được rất nhiều đầu tư: 9,6 tỷ USD vào 197 dự án và 8.350 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế, xã hội. Rất nhiều chủ đầu tư Việt Nam đang đầu tư vào Vân Đồn với nhiều dự án có kế hoạch quy hoạch tổng thể.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

 

전략적 파트너십