Khu công nghệ cao quận 9, TP.HCM - Ảnh: TTO
Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố bởi Hội đồng năng suất Hong Kong (HKPC), một tổ chức hoạt động từ năm 1967 đến nay. Sự ổn định chính trị là tiêu chí đầu tiên để các doanh nghiệp Hong Kong cân nhắc đặt dây chuyền sản xuất hoặc nhà máy mới.
Các tiêu chí khác bao gồm những ưu đãi về thuế quan, chi phí vận hành, trình độ nhân công.
Theo ông Lê Thiếu Bân - giám đốc điều hành HKPC, các doanh nghiệp Hong Kong rất hứng thú với việc mở nhà máy trong các ngành sản xuất điện tử, dệt may, quần áo và đồ chơi. Ở Campuchia và Myanmar đứng đầu là dệt may, kế đến là sản phẩm điện tử và phụ tùng ôtô.
Ông Bân lưu ý các nước ASEAN hiện nay đang đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Do đó các doanh nghiệp Hong Kong khi mở nhà máy tại khu vực cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của từng nước.
Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khu vực, HKPC đã phát hành tài liệu "Hướng dẫn phát triển ngành sản xuất ở ASEAN - Cơ hội và thách thức", giới thiệu tình hình phát triển kinh tế và các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ 8 nước ASEAN.
Giám đốc điều hành HKPC tin rằng văn bản này có thể trở thành công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Hong Kong khi đầu tư vào ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất là máy móc và thiết bị viễn thông khi sụt giảm tới 15 tỉ USD. Trong khi đó giá trị xuất khẩu từ các nước như Mexico và Liên minh châu Âu (EU) vào Mỹ lại tăng.
Nhóm nghiên cứu của UNCTAD chỉ ra thực tế việc Mỹ tăng thuế quan lên hàng Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn 17%, trong lúc tăng chi phí xuất khẩu của các công ty Trung Quốc thêm 8%.
Trên cơ sở đó, UNCTAD kết luận thương chiến không có lợi cho cả hai nền kinh tế và càng kéo dài thì giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ càng giảm.
Theo Tuổi Trẻ Online