Hấp lực khổng lồ từ cảng quốc tế Hiệp Phước đến đô thị vệ tinh Cần Giuộc

Written by  - Saturday, 02 November 2019

Mang tầm vóc là trung tâm đầu não của kinh tế cảng biển Việt Nam, ngân sách thành phố đang tập trung mạnh mẽ khơi thông đường về đặc khu Hiệp Phước...

Khi Hiệp Phước trở thành đặc khu cảng biển thuộc top lớn nhất Đông Nam Á, Cần Giuộc sẽ là khu vực đầu tiên hưởng lợi nhờ tiếp giáp bằng dấu gạch nối là con sông Soài Rạp.

Hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội hướng ra biển Đông của TPHCM, hàng loạt dự án giao thông hạ tầng tại khu Nam từ 2015 - 2030 đều nối thẳng đến Khu Đô Thị - Cảng Hiệp Phước. Điều này đang tạo ra động lực phát triển và hấp lực đầu tư mạnh mẽ cho dọc trụcNguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Tạo từ Quận 7, Nhà Bè đến Cần Giuộc.

Đặc khu kinh tế cảng biển Hiệp Phước

Nếu khu Đông (gồm Q.2, Q.9, Thủ Đức) được định hướng trở thành khu đô thị sáng tạo thì Nam Sài Gòn (gồm Q.7, Nhà Bè và đô thị vệ tinh Cần Giuộc) không kém cạnh khi có đến ba chân kiềng kinh tế vững chắc: KĐT Phú Mỹ Hưng - KCX Tân Thuận - đặc khu kinh tế cảng biển Quốc tế Hiệp Phước.

Theo lộ trình, trong giai đoạn 1993 - 2005 nguồn vốn khu Nam tập trung mạnh cho Phú Mỹ Hưng và KCX Tân Thuận. Đến nay sau hơn 25 năm, khu vực này đã phát triển ổn định, trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực.

Trong nỗ lực giãn dân về vùng ven, phát triển hướng ra biển Đông, lấy kinh tế cảng, logistic làm trọng điểm, từ năm 2009, TP.HCM đã xác định, Hiệp Phước sẽ là đặc khu cảng biển lớn nhất cả nước và thuộc cảng lớn nhất Đông Nam Á. Siêu dự án này lên đến 3.900 ha bao gồm hệ thống cảng - khu công nghiệp - khu đô thị. Trong đó, khu đô thị chiếm gần 1/3 diện tích, đáp ứng nhu cầu sinh sống của 250.000 chuyên gia, người lao động.

Theo đề xuất của Sở Giao thông Vân tải TP.HCM, đến hết năm 2020, thành phố sẽ rà soát các cảng đang hoạt động trong nội thành để dời ra vùng ven. Trong đó xác định Hiệp Phước là khu vực trọng tâm cho công tác di dời. Trước đó, Quý 3/2018, cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất công tác chuyển xuống Hiệp Phước. Sắp tới, cảng Tân Thuận (Quận 7) sẽ tiếp tục nằm trong danh mục di dời xuống khu vực này.

Thênh thang đường về khu Nam

Mang tầm vóc là trung tâm đầu não của kinh tế cảng biển Việt Nam, ngân sách thành phố đang tập trung mạnh mẽ khơi thông đường về đặc khu Hiệp Phước. Hiện những dự án giao thông trọng điểm như tuyến Metro số 4, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành Đai 4, đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo sẽ được mở rộng lên 6 làn xesẽ tạo trục liên kết xuyên suốt và nhanh chóng từ khu Nam đến trung tâm.

Với vị trí tiếp giáp đặc khu cảng Hiệp Phước, chỉ cách con sông Soài Rạp, Cần Giuộc là khu vực đầu tiên hưởng lợi từ hạ tầng liên kết thông suốt này. Đặc biệt, khi được mở rộng đường Lê Văn Lương lên 40m, xây mới 4 cây cầu trên đường Lê Văn Lương gồm Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi, thời gian di chuyển từ Cần Giuộc về Bến Thành được rút ngắn chỉ còn 20 - 25 phút.

Giao thông Cần Giuộc càng thênh thang hơn với dự án đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 50, bắt đầu từ cầu Nhị Thiên Đường quận 8, nối thẳng tới trung tâm Cần Giuộc, qua huyện Cần Đước và kết thúc tại Tiền Giang. Quộc lộ 50 còn cắt ngang qua 2 tuyến quan trọng nhất của toàn khu vực là cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường Vành đai 4.

Trong khi đó, với hấp lực mạnh mẽ từ đặc khu Hiệp Phước, tại Long An, hơn 60% nguồn lực hạ tầng của tỉnh này cũng đi qua khu vực Cần Giuộc với nhiều tuyến đường trọng điểm được nâng cấp và mở rộng như: 835B, 826C, 830... giúp kết nối giao thương thuận lợi đến trung tâm hành chính huyện và khu vực lân cận. Một số công trình trọng điểm như đường Tân Tập - Long Hậu, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Đức Hòa - Tân Tập được triển khai thực hiện, kết nối các khu, cụm công nghiệp trong huyện với TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang.

Cần Giuộc thay da đổi thịt

Siêu dự án cảng Quốc tế Hiệp Phước không chỉ giúp Cần Giuộc rút ngắn thời gian di chuyển đến trung tâm mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển đô thị vệ tinh Cần Giuộc với sự tham gia của hàng loạt chủ đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.

Một loạt dự án công nghiệp đã và đang hình thành trên địa bàn Cần Giuộc, thu hút hơn 400,000 lao động làm việc. Trong đó phải kể đến KCN Đông Nam Á Long An, KCN Tân Kim, KCN Long Hậu...và nhiều khu nhà xưởng lớn nhỏ khác. Đầu 2019, công ty Tân Thuận IPC vừa phát triển khu công nghiệp Long Hậu 3 có quy mô lên tới 800 ha, được chia thành 3 giai đoạn, vốn đầu tư gần 1.100 tỷ đồng theo mô hình hệ sinh thái khu đô thị công nghiệp.

Đại diện công ty IPC đánh giá, lợi thế nổi bật của ngành công nghiệp Cần Giuộc là liền kề cảng Hiệp Phước, dễ dàng vận chuyển hàng hoá, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Cần Giuộc cũng là khu vực thu hút nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại Long An tính đến thời điểm hiện tại. Đến nay, Cần Giuộc đã có 26 dự án quy mô từ 10 - 420 ha được triển khai. 

Thị trường BĐS Cần Giuộc được đánh giá sôi động và ổn định khi biên độ tăng giá trung bình từ 30 - 35%/năm. Giá đất nền năm 2016 xoay quanh mốc 8 - 9 triệu đồng/m2 thì cuối năm nay đã vọt lên 18 - 25 triệu đồng/m2 tuỳ khu vực, tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 năm. Biên độ gia tăng cao nhất thuộc về Long Hậu, Phước Vĩnh Đông nhờ địa thế liền kề cảng Hiệp Phước và Nhà Bè.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

전략적 파트너십