Cú hích BĐS nằm ở câu chuyện hạ tầng?
Có thể nói, hiện nay bên cạnh khu Đông, sự phát triển của hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng các tỉnh phía Nam đang được “mạnh tay” đầu tư. Trong đó Long An là cửa ngõ của ĐBSCL, kết nối trực tiếp với Tp.HCM và miền Đông. Đây cũng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang được tỉnh nhà chú trọng đầu tư về cả hạ tầng giao thông lẫn phát triển kinh tế xã hội.
Theo các chuyên gia, Long An giáp ranh với chiều dài gần 100 km quanh phía Tây của Tp.HCM, có quỹ đất còn tương đối lớn, phù hợp phát triển những đô thị vệ tinh phục vụ chiến lược giãn dân ra ngoại ô của Tp.HCM. Vì vậy, phát triển đô thị vệ tinh đang trở thành mục tiêu chiến lược để giãn dân, đáp ứng nhu cầu nhà ở đang được đẩy mạnh tại khu vực này.
Hạ tầng kết nối giữa Long An- Tp.HCM đã và đang được chính quyền địa phương chú trọng thúc đẩy nhanh ở giai đoạn này, tạo tiền đề cho sự phát triển của TT BĐS
Tại sự kiện mới đây, ông Nguyễn Thành Ngoãn, Phó giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết hiện tỉnh Long An có 3 công trình trọng điểm đang triển khai gồm: Trục động lực Tp.HCM - Tiền Giang - Long An; Đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức. Đoạn Đức Hòa – Bến Lức đầu tư theo hình thức BOT đã thu phí (Đoạn Bến Lức đến quốc lộ 50 đang sang giai đoạn 2. Đoạn quốc lộ 50 sang cảng Tân Tập dự kiến tháng 4-2020 sẽ thông xe); Đường vành đai thành phố Long An gồm 4 đoạn, Long An đầu tư hai đoạn. Hai đoạn còn lại sẽ kêu gọi đầu tư. Dự kiến quý 3/2020 sẽ hoàn thành.
Ông Ngoãn cũng thông tin, hiện tỉnh đã triển khai 1 số tuyến trọng điểm để tránh tắc nghẽn, trong đó đã và đang lên kế hoạch triển khai một số công trình cải tạo nút giao, xây cầu vượt, lắp đặt phân luồng giao thông…, tăng cường hoạt động đầu tư hạ tầng cho khu vực trong thời gian tới.
Một “cú hích” hạ tầng khác ở khu vực này là mở rộng đường Trần Đại Nghĩa (thuộc huyện Bình Chánh), đấu nối vào KCN Hải Sơn với tổng mức đầu tư 6.640 tỷ đồng đã được Tp.HCM đề xuất thực hiện. Dự án này mở rộng sẽ giúp chia sẻ áp lực giao thông với đường tỉnh lộ 10, trục giao thông kết nối khu công nghiệp Đức Hòa - khu đô thị Sing Việt - khu công nghiệp Lê Minh Xuân cũng như kết nối với cao tốc Tp.HCM - Trung Lương thông qua đường dẫn cao tốc Tân Tạo – Chợ Đệm.
So với các huyện khác, huyện Đức Hòa có lợi thế giáp ranh Tp.HCM, cho nên nơi đây cũng được thừa hưởng nhiều yếu tố hạ tầng, kinh tế thuận lợi của TP. Từ khu vực trung tâm huyện Đức Hòa đến ranh giới huyện Bình Chánh (Tp.HCM) chỉ mất tầm 8 phút đi theo Tỉnh lộ 10. Nhiều dự án hạ tầng giao thông cũng được chú trọng đầu tư như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2, cao tốc Bến Lức - Long Thành....
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương là dự án giao thông hiện hữu từ năm 2010 đến nay giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển từ miền Tây đến miền Đông. Sắp tới, cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động, việc di chuyển từ ĐBSCL đi Đồng Nai, Vũng Tàu không cần phải đi xuyên qua quá nhiều con đường tại TP.HCM, vừa giảm tải cho TP vừa giúp giao thông thuận lợi hơn. Đặc biệt, tuyến đường nối liền Long An và Đồng Nai – hai tỉnh phát triển nhiều khu công nghiệp lớn giúp việc thông thương tiết kiệm nhiều thời gian và kinh phí hơn. Dự kiến cao tốc sẽ thông xe vào cuối năm 2019.
Bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Long An cho rằng, những năm gần đây, Long An đã ghi nhận chỉ số CPI cao, tăng thu ngân sách. Đây là thành quả của việc tiếp nhận nhiều dự án, trong đó đặc biệt là thị trường bất động sản bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tỉnh nhà cũng sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Long An như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, Becamex, TDH Ecoland… câu chuyện ở tỉnh nhà bây giờ là đẩy mạnh hạ tầng giao thông kết nối để thu hút mạnh dòng tiền của NĐT trong dài hạn.
“Để giải quyết câu chuyện này hiện tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn, quan tâm xây dựng hạ tầng để giải quyết những tồn đọng của tỉnh Long An”, bà Hà nhấn mạnh.
Rõ ràng, câu chuyện hạ tầng kết nối giữa Long An- Tp.HCM đã và đang được chính quyền địa phương chú trọng thúc đẩy nhanh ở giai đoạn này, đây chính là tiền đề có thêm động lực tăng trưởng, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư BĐS.
Bất động sản Long An còn nhiều dư địa phát triển
Theo các chuyên gia, không chỉ hạ tầng tác động đến sự tăng trưởng BĐS mà những tiền đề về giá mềm, xu hướng chuyển dịch cư dân đã và đang tạo cú hích to lớn đến thị trường nhà đất khu vệ tinh này.
Từ năm 2017, bất động sản Đức Hòa (Long An) thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT. Các doanh nghiệp địa ốc lớn và cả nhà đầu tư cá nhân liên tiếp tìm mua đất nền tại đây vừa để xây dựng dự án nhà ở vừa để đầu tư dài hạn, mua đi bán lại khi giá đất tăng cao. Vùng đất này trước đây chỉ có các dự án khu công nghiệp quy mô lớn, nay đã có sự góp mặt của nhiều dự án BĐS lớn, nhỏ với đủ loại hình đất nền, căn hộ chung cư, căn hộ văn phòng, nhà liên kế, nhà phố, nhà thương mại và biệt thự.
Với những tiềm năng về hạ tầng, giá còn mềm, nhu cầu mua bán BĐS khu vực này dự báo
còn tăng trưởng; biên độ tăng giá tốt ở các dự án đã có sổ, hạ tầng hoàn thiện
Hiện nay, mặc dù giao dịch cũng như nguồn cung có phần “chững lại” cộng với tâm lý e dè đã và đang chi phối nhiều đến quyết định mua BĐS của khách hàng. Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra trên thị trường BĐS. Tuy vậy, theo các chuyên gia, nhìn ở góc độ tiềm năng về hạ tầng và bản thân mỗi dự án để thấy, nhu cầu và biên độ tăng giá vẫn khá tốt ở những dự án có hạ tầng, pháp lý hoàn thiện. Thanh khoản của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố này. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối năm cũng là thời điểm mà những NĐT dày dặn kinh nghiệm tìm kiếm các dự án để chốt lời, thu lợi nhuận.
Rõ ràng, tiềm năng của thị trường Long An là rõ thấy. Vấn đề là khách hàng nhìn nhận ở các khía cạnh của dự án để đánh giá và quyết định “xuống tiền”. Với một thị trường vệ tinh còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng như Long An thì theo các chuyên gia, khả năng sinh lợi từ dự án còn rất nhiều, đặc biệt các dự án đã có sổ, vị trí đẹp, giáp ranh Tp.HCM thanh khoản cũng như mức chênh lợi nhuận sẽ khá tốt. Với một thị trường đang dồn nguồn lực để phát triển hạ tầng kết nối cũng như kinh tế - xã hội thì đây chính là cơ hội để NĐT chớp lấy, đón đầu.
Ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Việt Nam cho rằng, nếu Bình Dương, Đồng Nai quỹ đất lớn đã dần khan hiếm thì lợi thế của Long An là quỹ đất còn nhiều. Thời gian qua, một số doanh nghiệp BĐS đã quan tâm đến thị trường nơi đây. Nhu cầu của thị trường này dự báo còn rất nhiều. Do đó, phát triển nhà ở, KĐT trong dài hạn sẽ thuận lợi.
Nhận định về thị trường BĐS Long An trong thời gian tới, ông Lâm cho rằng, quy luật “nước chảy về chỗ trũng”. Những khu vực có tiềm năng phát triển thì NĐT sẽ dồn về. BĐS Long An vẫn còn hấp dẫn trong vòng 3 năm tới. Đặc biệt, với lợi thế sông nước, tỉnh nên tận dụng địa thế mảng xanh để phát triển các dự án khu đô thị. Nếu làm được điều này, BĐS Long An sẽ rất hấp dẫn NĐT.
Theo Nhịp Sống Việt