Như vậy, về kinh doanh nói chung và kinh doanh bất động sản nói riêng đang vướng phải nhiều chồng chéo, khó khăn.
Tuy nhiên, tại lần sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng 2014 (hiện đang xây dựng dự thảo và tiếp nhận góp ý của Nhân dân) và chỉnh sửa các luật liên quan sẽ khắc phục tình trạng nêu trên.
Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật xây dựng 2014 nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp mạnh mẽ hơn, hạn chế “xin - cho”; bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan hữu quan (Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) rà soát, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật: doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, bảo vệ môi trường... nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2019.
Với những thay đổi nêu trên sẽ tạo cú hích lớn cho nền kinh tế nước nhà nói chung và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo CafeLand