Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Ước tính trong 9 tháng, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 397 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 10,1 tỷ USD.

Hơn 10 tỷ USD vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Đó là số liệu vừa được Vụ Quản lý khu kinh tế , Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Theo Vụ Quản lý khu kinh tế, với 397 dự án đầu tư nước ngoài tăng thêm trong 9 tháng, tổng số dự án vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt 8.970 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 187,4 tỷ USD.

Đối với các dự án đầu tư trong nước, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) đã thu hút được 388 dự án với tổng vốn đăng ký mới đạt 96,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế nâng tổng số dự án đầu tư trong nước lên hơn 9.140 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2.074,5 nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9, có gần 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KKT, trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 60%.

Hiện có 327 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt xấp xỉ 96,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 65,7 nghìn ha, chiếm khoảng 68,4%.

Trong 327 KCN được thành lập, có 256 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 67,6 nghìn ha và 71 KCN đang xây dựng với tổng diện tích khoảng 28,5 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đang hoạt động đạt gần 75%.

Hiện có 17 KKT ven biển đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước hơn 845 nghìn ha. Ngoài ra, KKT Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) nằm trong quy hoạch phát triển các KKT nhưng chưa được thành lập.

Lũy kế đến tháng 9, có 35 KCN nằm trong KKT với tổng diện tích khoảng 14 nghìn ha. Trong đó, 20 KCN đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 7,8 nghìn ha và 15 KCN đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích khoảng 5,8 nghìn ha.

Dự kiến đến hết tháng 9, có 224/256 KCN đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 87,5%).

Theo Bizlive

Dự án USAID LinkSME được đầu tư 22 triệu USD, trong 5 năm, để cải thiện việc kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Hôm nay (24/9), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã khởi động dự án cải cách và nâng cao năng lực kết nối cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa - USAID LinkSME.

Với kinh phí hơn 22 triệu USD trong 5 năm, dự án USAID LinkSME, do USAID tài trợ, sẽ giúp cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cho các hiệp hội.

Theo đại diện USAID Việt Nam, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những doanh nghiệp hàng đầu sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giúp mở rộng tăng trưởng bao trùm, theo định hướng thị trường và do khu vực tư nhân dẫn dắt.

Đề xuất những chính sách để khuyến khích hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, được đề cập nhiều gần đây nhằm thúc đẩy nguồn thu, đồng thời hướng đến mục tiêu đạt một triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện Việt Nam có đến gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể.

Bộ Tài chính mới đây cũng đề xuất một số chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, cơ quan này đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế với doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.

Theo VnExpress

Lượng truy cập website của Lazada giảm liên tục nhiều quý nhưng sàn này đón nhiều khách qua ứng dụng, chỉ sau Shopee và trên Tiki, Sendo.

iPrice Insights và App Annie Intelligence vừa công bố xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam quý II/2019, theo hai tiêu chí được đo theo công nghệ của App Annie gồm: tổng số lượt tải về và số lượng người sử dụng trung bình hàng tháng của các ứng dụng (Monthly Active Users - MAU).

Trong đó, lượt tải về cho thấy ứng dụng nào đang thành công nhất về mặt thu hút người sử dụng mới, còn số MAU giúp chỉ ra những ứng dụng đang làm tốt việc giữ chân khách hàng và khiến họ thường xuyên tương tác.

Shopee dẫn dầu, Sendo bứt tốc cuộc đua bán hàng trên di động

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quý II/2019, ứng dụng di động của Shopee dẫn đầu thị trường Việt Nam ở cả hai tiêu chí này. Nhóm nghiên cứu cho rằng, vị thế này phần nào nhờ vào việc Shopee từ lâu đã theo đuổi chiến lược 'mobile-first', ưu tiên nền tảng di động.

Từ năm 2018, Shopee tập trung đầu tư vào các hoạt động thu hút khách hàng đến với ứng dụng di động, đáng chú ý là các chiến dịch quảng cáo và những ngày hội mua sắm. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng phát triển ứng dụng theo hướng ngày càng tiện dụng.

"Shopee tập trung vào ứng dụng di động ngay từ đầu và xây dựng giao diện người dùng xung quanh mục tiêu ấy. Định hướng của họ khiến cho trải nghiệm mua sắm trên di động với Shopee trở nên rất nhanh và trực quan", Công ty nghiên cứu thị trường Econsultancy phân tích trong một báo cáo.

Xếp thứ hai trên bảng xếp hạng về lượng người sử dụng là ứng dụng của Lazada Việt Nam. Trong khi lượng truy cập vào website của Lazada đang giảm liên tục nhiều quý, sàn này lại có lượng truy cập cao trên ứng dụng di động. 

Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất từ nghiên cứu chính là thứ hạng của sàn Sendo. Ứng dụng di động của sàn này xếp hạng 2 trong quý II/2019 về số lượt tải về, đồng nghĩa là Sendo hiện thành công trong việc thu hút thêm người dùng mới.

Ngoài ra, Sendo còn có mặt trong top 5 Đông Nam Á về số lượt tải về của ứng dụng di động quý vừa qua. Đây là công ty Việt Nam duy nhất có trong top này, sánh cùng Shopee, Lazada và hai 'kỳ lân' Tokopedia và Bukalapak của Indonesia.

Shopee dẫn dầu, Sendo bứt tốc cuộc đua bán hàng trên di động - 1

Nghiên cứu cho rằng, tương tự Shopee, thành công này của Sendo là kết quả của việc sớm mạnh dạn đầu tư vào ứng dụng di động. Ra đời năm 2012, sau 4 năm phát triển nền tảng web, Sendo bắt đầu chuyển các hoạt động kinh doanh sang di động.

"Tốc độ phát triển của điện thoại mấy năm gần đây tăng rất nhanh vì giá Internet rẻ, điện thoại mạnh hơn đáng kể và giá thành thấp. Khi độ phổ cập đến mức đấy thì mọi người dùng ứng dụng nhiều, và sự dịch chuyển đến rất tự nhiên," ông Trần Hải Linh – Tổng giám đốc Sendo phân tích.

iPrice Group cũng cho rằng, chiến lược này phù hợp với định hướng tập trung vào thị trường tỉnh lẻ từ trước đến nay của Sendo. "Một lượng rất lớn khách hàng ở tỉnh lẻ hiện truy cập Internet thông qua các thiết bị di động, việc có một sản phẩm ứng dụng di động mạnh sẽ giúp Sendo tiếp cận đối tượng khách hàng này hiệu quả hơn các đối thủ", đơn vị này phân tích.

Theo VnExpress

Trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung, ngày càng có nhiều nhà đầu tư bất động sản chú ý đến các tòa nhà kiểu xưa.

Bất động sản kiểu xưa đem lại lợi nhuận hấp dẫn

Tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và sự tăng trưởng chóng mặt của công nghệ trên toàn thế giới thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi khiến cho nhiều tòa nhà trở nên “lỗi thời”. Tại các thành phố, có khá nhiều các tòa nhà cũ. Việc nâng cấp và tái sử dụng các bất động sản này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường và làm tăng giá trị bất động sản.

Theo Tiến sĩ Megan Walters, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Thị trường Châu Á Thái Bình Dương của JLL: “Các tòa nhà cũ xưa có thể không còn phù hợp với nhu cầu của hiện tại, nhưng một khi được thay đổi công năng đúng cách sẽ tạo ra những điểm đến hấp dẫn”.

Tại Việt Nam, nhờ vào truyền thống lịch sử lâu đời, các thành phố lớn của Việt Nam sở hữu số lượng khá lớn những tòa nhà di sản, và những con hẻm lớn dẫn đến những con hẻm nhỏ và hẹp hơn. Theo bà Xuân Phạm, Trưởng bộ phận Marketing Việt Nam tại JLL, trong khi thế hệ trước đây luôn ưu tiên những vị trí mặt tiền cho việc kinh doanh bán lẻ, thì thế hệ ngày nay lại khá thích thú với những nơi cũ xưa. Nhờ vào xu hướng hoài cổ của giới trẻ, tại những thành phố lớn tại Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của các tòa nhà kiểu cũ, thay vì phải dỡ bỏ để xây dựng một tòa nhà mới.

Các tòa nhà cũ đang là địa điểm được các nhà đầu tư bất động sản khai thác kinh doanh. Ảnh: thoibaobatdongsan.net

Các tòa nhà cũ đang là địa điểm được các nhà đầu tư bất động sản khai thác kinh doanh. Ảnh: thoibaobatdongsan.net

Sự hấp dẫn của các tòa nhà cũ không phải là một điều quá mới mẻ. Các tòa nhà chung cư lâu đời trên các trục đường như Tôn Thất Thiệp và Nguyễn Huệ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh luôn có lưu lượng người qua lại ổn định. Nhờ sự nổi lên của hàng loạt tiệm cà phê và quán ăn có phong cách trang trí tối giản, cổ xưa, độc đáo, những bậc cầu thang khúc quanh chật hẹp nhưng đầy cổ kính, cùng với nhiều cửa hàng quần áo nhỏ bên trong làm nên sức hút rất riêng của các tòa chung cư cũ.

Nhà đầu tư cần lưu ý gì?

JLL cho biết, trong xu thế hiện nay, nhiều doanh nghiệp “phi bán lẻ” đã không đứng ngoài “làn sóng” săn tìm tòa nhà cũ. Đơn cử trường hợp văn phòng làm việc chia sẻ của Toong đã thành công trong việc thay đổi nhiều không gian chưa được sử dụng trong các tòa nhà cũ, mang hơi thở hiện đại và truyền thống vào nơi làm việc.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng không phải tòa nhà cũ nào cũng được tái cấu trúc thành công. Bởi lẽ vị trí tốt là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của mô hình này ngay cả khi công năng ban đầu của tòa nhà không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Những công trình cũ có kết cấu chất lượng và mặt bằng sàn linh hoạt là một lợi thế lớn cho việc tái sử dụng.

Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn là điều không thể thiếu cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào phân khúc này. Nhiều tòa nhà cũ đang dần xuống cấp, bị hư hỏng các hệ thống, côn trùng và ẩm thấp. Sự vắng bóng ban của quản lý tòa nhà và bất kỳ thiếu hụt những thiết bị về phòng cháy chữa cháy đều là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm. “Các nhà đầu tư cần phải xem xét các vấn đề an toàn cho tòa nhà một cách nghiêm túc, phải nhận thức và hiểu biết rõ toàn bộ các vấn đề của tòa nhà trước khi tái vận hành”, JLL khuyến cáo.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Khi Dữ liệu có trở thành mỏ vàng mới của nền kinh tế số.

Mới đây, Harvard Business Review (HBR) vừa công bố Chỉ Dễ dàng kinh doanh số (Ease of Doing Digital Business - EDDB) 2019, xếp hạng 42 quốc gia về mức độ dễ dàng khi thực hiện việc kinh doanh công nghệ số tại đây. Tuy rằng mọi doanh nghiệp hiện nay đều ít nhiều áp dụng công nghệ, nhưng thuật ngữ “kinh doanh số” ở đây chỉ nhắm đến những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh cốt lõi dựa trên một nền tảng công nghệ trực tuyến.

Theo định nghĩa sẽ có 4 loại nền tảng: Các nền tảng thương mại trực tuyến Amazon, eBay; Các nền tảng truyền thông số YouTube, Netflix; Các nền tảng kinh tế chia sẻ Grab, Airbnb; Các nền tảng freelancer trực tuyến Upwork, Toptal. Sau đây là những điểm quan trọng rút ra được từ báo cáo của HBR.

Việt Nam không được xếp hạng

Trong 42 quốc gia được xếp hạng, có Singapore (hạng 13), Thái Lan (hạng 33), Philippines (hạng 34), Malaysia (hạng 36), Indonesia (hạng 41) - 5 nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng lại không có Việt Nam. Theo mô tả của HBR, 42 quốc gia được xếp hạng phải thỏa mãn đủ 2 điều kiện: là thành phần quan trọng của kinh tế số toàn cầu; và thu thập được một bộ dữ liệu nhất quán về các chỉ số.

Về tiêu chí thứ nhất, quy mô nền kinh tế Việt Nam (xét bằng chỉ số GDP) hiện tại không bằng 5 quốc gia trên, Việt Nam cũng chưa có startup tỉ USD nào trong khi Indonesia có 4, Singapore có 2. Tuy nhiên, xét về giá trị thị trường kinh tế số, Việt Nam hiện đứng thứ 4 Đông Nam Á - hơn Malaysia và Philippines, tương lai có thể đứng thứ 3 - chỉ thua Indonesia và Thái Lan. Việt Nam cũng hội tụ đầy đủ các ông lớn kinh tế số toàn cầu như Google, Microsoft, Amazon, nên không thể nói Việt Nam không có tầm ảnh hưởng đối với kinh tế số toàn cầu.

Vấn đề nằm nhiều ở tiêu chí thứ hai. Từ trước đến nay, vấn đề thống kê và minh bạch số liệu luôn là điểm yếu của Việt Nam.Trong 4 loại nền tảng được xét, HBR đặt trọng số cao nhất cho Thương mại trực tuyến (20%), tiếp theo là Truyền thông trực tuyến (15%) và Kinh tế chia sẻ (10%), các nền tảng freelance chỉ chiếm trọng số nhỏ (5%).

Cách phân bổ này của HBR có liên quan đến quy mô thị trường. Thương mại trực tuyến đang là ngành công nghiệp cực kỳ phát triển với giá trị toàn cầu khoảng 29.000 tỉ USD, trong khi giá trị toàn cầu của freelance mới chỉ khoảng 1.500 tỉ USD. Những chỉ số trên gọi là tiêu chí thực trạng, khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh số ở quốc gia và chiếm 50% Chỉ số EDDB.

50% còn lại HBR dành cho các chỉ số nền tảng, trong đó trọng số cao nhất là: Khả năng truy cập dữ liệu (mức độ chính phủ kiểm duyệt và kiểm soát dữ liệu của doanh nghiệp - 25%); Nền tảng kỹ thuật số (tỉ lệ người dân tiếp cận 3G, cơ sở hạ tầng để phát triền nền tảng số - 15%) và Chỉ số Dễ dàng kinh doanh 2019 của World Bank (10%). Những tiêu chí trên đều được xét trên bình diện liên quốc gia. Điều này làm giảm đáng kể điểm số cho những quốc gia đang hạn chế ngoại giao với nước ngoài.

Khả năng truy cập dữ liệu

Năm quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng là Anh, Mỹ, Hà Lan, Na Uy và Nhật. Năm quốc gia xếp cuối bảng xếp hạng là Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Nga. Khác biệt dễ thấy nhất của các quốc gia này nằm ở chỉ số Khả năng truy cập dữ liệu. Ngoài lý do chiếm trọng số 25%, chỉ số Khả năng truy cập dữ liệu cũng thể hiện thái độ của chính phủ nước đó đối với hoạt động kinh doanh số và ảnh hưởng đến các tiêu chí khác.

Những quốc gia có chỉ số Khả năng truy cập dữ liệu cao đều có điểm chung như: thị trường đa dạng, các thể chế hỗ trợ kinh tế số và kết quả là thực trạng tốt trong cả 4 loại nền tảng. Trong các quốc gia xếp cuối, đáng lưu ý nhất là Trung Quốc.

Có một nghịch lý đang diễn ra tại Trung Quốc - là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất thế giới, nhưng cũng là quốc gia có Chỉ số Dễ dàng kinh doanh số chót bảng. Lý do là bởi những điều luật Trung Quốc đặt ra để bảo hộ các doanh nghiệp số trong nước và những điều luật bắt buộc nội địa hóa và kiểm soát dữ liệu chặt chẽ.

HBR cho Chỉ số Dễ dàng kinh doanh số trọng số khá khiêm tốn 10%, có thể thấy ngay từ đầu họ đã dự đoán chỉ số này không tương quan nhiều với kinh doanh số. Có những quốc gia đã thi hành những chính sách thúc đẩy kinh doanh mạnh mẽ, nhưng lại chưa để ý đến kinh doanh số, như Thái Lan, Nga và Malaysia.

Cũng có những quốc gia đột phá trong thể chế kinh doanh số, nhưng nền kinh tế truyền thống đang dần tụt hậu như Hà Lan, Nhật và Thụy Sĩ. Ví dụ, Malaysia đứng thứ 15 trong Chỉ số Dễ dàng kinh doanh nhưng nền tảng kỹ thuật số và khả năng truy cập dữ liệu khá yếu, khi tỉ lệ dân cư sử dụng 3G rất thấp, chính phủ quản lý các công ty như Google, Facebook và kiểm duyệt thông tin trực tuyến rất chặt chẽ.

Tổng sản phẩm dữ liệu sẽ trở thành GDP mới

HBR đưa ra một nhận định “Tổng sản phẩm dữ liệu - Gross Data Product - sẽ trở thành GDP mới”. Dữ liệu có thể được sử dụng để làm mọi thứ trong thời đại này, từ phân tích khách hàng tiềm năng để phát triển sản phẩm, phân tích thói quen tiêu dùng để kích cầu, xác thực thông tin để đảm bảo an ninh cho người mua và freelancer, đến cả những lý do nhạy cảm hơn như tuyên truyền và chính trị.

Nếu quốc gia quản lý dữ liệu quá chặt, doanh nghiệp số sẽ gặp rất nhiều khó khăn để phát triển bền vững. Nhưng nếu quản lý dữ liệu quá lỏng, an ninh quốc gia có thể bị đe dọa. Thế nên, nhiệm vụ của quốc gia là phải lập được những quy định quản lý dữ liệu hợp lý, quan tâm và luôn luôn điều chỉnh chúng không khác gì chỉ số GDP truyền thống.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân trong nước hoàn toàn đủ điều kiện để xây dựng tốt cao tốc Bắc - Nam này.

Bộ GTVT vừa  ra quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với Dự án xây dựng một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Theo Bộ GTVT, tính đến cuối tháng 7/2019, bên mời thầu (các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT) đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển. Trong đó, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 1 dự án có từ 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển.

“Như vậy, số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao”, Bộ GTVT cho biết.

Theo Bộ GTV, đây là đây là dự án trọng điểm quốc gia, thực hiện trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Dự án vừa phải đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư.

Do đó, Bộ GTVT quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 08 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Dự án cao tốc Bắc - Nam

08 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: Tedi.vn

Ủng hộ quyết định này của Bộ GTVT, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, việc hủy đấu thầu sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nội địa.  Trong thời gian vừa qua, số lượng các nhàu thầu trong nước tham gia sơ tuyển chưa nhiều. Tuy nhiên, tôi tin các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân trong nước hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng tốt cao tốc Bắc - Nam này", ông Lê Đăng Doanh đánh giá.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, do thời gian ngắn nên trong đợt tuyển chọn nhà thầu hồi tháng 5 vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong nước cho biết, họ không đủ thời gian bàn bạc, thỏa thuận liên kết để tham gia đấu thầu. Do đó, quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế của Bộ GTVT là hợp lý.

Tuy nhiên, bà Lan cũng bày tỏ lo ngại việc hủy chào thầu quốc tế có thể ảnh hưởng tới tín nhiệm quốc gia. Trong các doanh nghiệp đấu thầu, ngoài doanh nghiệp Trung Quốc, còn có nhiều doanh nghiệp của các quốc gia khác như Hàn Quốc, Pháp, Singapore… Do đó, Bộ GTVT cũng cần có những giải thích rõ ràng, hợp lý, đối với các bên tham gia đấu thầu. Đây là bài học để Bộ GTVT và các cơ quan Chính phủ rút kinh nghiệm, thận trọng và cân nhắc hơn ở các dự án sau này.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Quá khứ phồn thịnh của thương cảng Hội An sầm uất, tấp nập thuyền ra vào sẽ được tái hiện...

Trước thế kỷ 19, sông Cổ Cò là một dòng sông nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng Trong, nối liền Đà Nẵng (Touranne) với Hội An (Fai-Fo). Sau một thời gian dài bị bồi lắng và xâm hại nghiêm trọng, hiện hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ khơi thông để khai thác nguồn tài nguyên du lịch hiếm có này.

Nỗi nhớ “trên bến, dưới thuyền”

Từng được biết đến với cái tên Lộ Cảnh Giang, sông Cổ Cò có vị thế chiến lược về thương mại, du lịch, thủy lộ chính nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất từ thế kỷ 16 đến 17. Các thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa thường sử dụng thủy lộ này để ra vào, buôn bán.

Do ở vị trí cuối sông và đầu biển, Cổ Cò là một vùng nước lợ có nhiều thủy sản, người dân gần đó sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt. Khu vực dọc dài theo Cổ Cò là những điểm du lịch phong phú và đa dạng như đèo Hải Vân, núi Bà Nà, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, phố cổ Hội An, sông Thu Bồn, nhiều bãi biển đẹp… đã tạo nên một bức tranh lãng mạn thuộc loại bậc nhất duyên hải miền Trung.

Theo năm tháng, con sông dài khoảng 27 km này đã bị bị bồi lắng, chỉ còn lại một vài khúc sông cạn, ngắn. Việc chính quyền hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng cùng đầu tư khơi thông dòng sông phục vụ du lịch giống như câu chuyện cổ tích được viết lại trong tâm tưởng những người xứ Quảng.

Quá khứ phồn thịnh của thương cảng Hội An sầm uất, tấp nập thuyền ra vào sẽ được tái hiện.

Hấp thụ động lực phát triển

Chỉ khoảng một năm nữa thôi, tuyến sông Cổ Cò này sẽ được khơi thông, đem đến nhiều cơ hội bứt phá và là động lực kích thích phát triển kinh tế giữa một bên là đô thị cổ Hội An đang phải đối mặt, một bên là đô thị mới Đà Nẵng đang muốn bứt phát. Tính chất cộng hưởng của dự án sẽ vực dậy kinh tế toàn khu vực.

Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã có dự án đầu tư nạo vét lòng sông với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng, trong khi đoạn qua Đà Nẵng được chính quyền thành phố này ghi vốn hơn 500 tỷ đồng thuộc danh mục các dự án của chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020.

Theo phương án thống nhất của lãnh đạo UBND hai địa phương tại cuộc họp hồi tháng 4 năm nay, sông Cổ Cò sẽ được khớp nối, thông luồng toàn tuyến trước tháng 9/2020.

Đây là cơ hội lớn chinh quyền địa phương và các công ty lữ hành tổ chức các tour du lịch sinh thái trải nghiệm ven sông bởi phong cảnh hai bờ có nhiều điểm rất đẹp, như qua rừng dừa Bẩy Mẫu ở Hội An, ghé vườn rau Trà Quế, dừng chân ở bến thuyền bên ngọn núi Kim Sơn để thưởng ngoạn núi Non Nước…

Một lãnh đạo doanh nghiệp du lịch lớn nhận định, khi sông Cổ Cò được thông luồng toàn tuyến sẽ kích thích nhiều khu đô thị sinh thái, đô thị ven sông và điểm du lịch phát triển mạnh bởi hiếm có dòng sông nào gần biển, song song với biển, gần những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới như Cổ Cò. “Khách du lịch, đặc biệt là nước ngoài rất thích những nơi như vậy”, vị này nhận xét.

Không riêng dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò mà ở thời điểm hiện tại, nhiều công trình hạ tầng từ Đà Nẵng đi Hội An đang được gấp rút hoàn thành như tuyến đường dẫn nối cầu Cửa Đại với cầu Đế Võng qua sông Cổ Cò dài gần 4,2 km có mặt đường rộng 38 mét khi hoàn thiện.

Trước đó, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng kêu gọi hợp tác đầu tư cho “siêu” dự án tàu điện nối Đà Nẵng - Hội An với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng.

Biệt thự nghỉ dưỡng ven sông Cổ Cò hút hàng

Một chuyên gia bất động sản khu vực miền Trung cho biết, những dự án phát triển hạ tầng theo trục Đà Nẵng – Hội An sẽ làm cho bất động sản nghỉ dưỡng khu vực này sắp tới sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư dù thực tế đang khan hiếm nguổn cung.

Tuy vậy, quỹ đất ven biển hạn chế và theo định hướng sẽ điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng với một trong hai hướng mũi nhọn là Đông Nam - khu vực bãi tắm Sơn Thủy, khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn và sông Cổ Cò, vị chuyên gia trên nhận định xu hướng phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng trong tương lai là biệt thự ven sông.

“Biệt thự cao cấp ven sông sẽ là xu hướng định hình thị trường nhà thứ hai trong tương lai bởi bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn mang lại hiệu quả cao, khai thác lãi trên vốn hiệu quả hơn lãi suất ngân hàng”, vị này nhận định.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Theo số liệu từ Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ - B2C (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Việt Nam năm 2018 ước đạt 8,06 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2017.

Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt hơn 8 tỉ USD, tăng trưởng 30%

Website thương mại điện tử là kênh mua sắm trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn (Ảnh minh họa: Internet)

Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương chính thức phát hành. Ấn phẩm này nhằm phác họa những nét chính của tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong năm vừa qua.

Ngoài các số liệu thường niên về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp và người dân cả nước Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm nay còn cung cấp số liệu điều tra chính thức về mức độ ứng dụng thương mại điện tử tại khu vực nông thôn, góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về thương mại điện tử. 

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận định, sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, Kinh tế - Xã hội Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Đặc biệt năm 2018, với tốc độ tăng trưởng GDP 7,08%, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mốc tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008. Trong đó, các hoạt động thương mại điện tử góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng của lĩnh vực thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" do Google - Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền Thương mại Điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Thương mại điện tử đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất và tiêu dùng mới, là động lực phát triển và lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số trong thời gian tới.

Số liệu thống kê tại Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cũng cho thấy, với việc đạt doanh thu 8,06 tỉ USD, thương mại điện tử bán lẻ - B2C của Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, tăng tới 30%. Mức tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam trong 2 năm 2016 và 2017 lần lượt là 23% và 24%.

Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt hơn 8 tỉ USD, tăng trưởng 30% - Ảnh 1.

Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2018 (Nguồn ảnh: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019)

Cụ thể, số người tham gia mua sắm trực tuyến năm 2018 là 39,9 triệu người, tăng 6,3 triệu người so với năm 2017. Giá trị mua sắm trực tuyến của 1 người ước đạt 202 USD, tăng 16 USD so với năm 2017. Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2018 chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.Cùng với sự tăng trưởng về tổng doanh thu, năm 2018 thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng ghi nhận sự gia tăng về số người tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng như tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Kết quả khảo sát về tình hình tham gia thương mại điện tử trong cộng đồng được thông tin tại Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cho thấy, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần trong năm đã tăng nhẹ từ 67% trong năm 2017 lên 70% trong năm 2018. Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến tìm kiếm thông tin trên mạng là 86% và 36% hỏi trực tiếp bạn bè, người thân.

Đặc biệt, số liệu Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ đặt mua hàng trực tuyến qua thiết bị di động tiếp tục tăng trưởng, đạt 81%; trong khi tỷ lệ người mua sắm trực tuyến qua máy tính để bàn/ máy tính xách tay đã giảm từ 65% (năm 2017) xuống 61%.

Top 10 loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua qua mạng trong năm 2018 lần lượt là: Quần áo, giày dép và mỹ phẩm (61%); Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng (46%); Thiết bị đồ dùng gia đình (46%); Đồ công nghệ và điện tử (43%); Vé xem phim, ca nhạc… (35%); Thực phẩm (34%); Vé máy bay, tàu hỏa, ô tô (33%); Đặt chỗ khách sạn/ tour du lịch (31%); Dịch vụ tư vấn, đào tạo trực tuyến (17%); và Nhạc, video, DVD, game (15%).

Ba kênh mua sắm trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là Website thương mại điện tử (74%); Diễn đàn, mạng xã hội (36%); và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động (52%). So với năm 2017, trong khi tỷ lệ người mua hàng trực tuyến qua 2 kênh website thương mại điện tử và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động năm 2018 đều tăng, tỷ lệ này lại giảm với kênh mua sắm qua diễn đàn, mạng xã hội.

Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt hơn 8 tỉ USD, tăng trưởng 30% - Ảnh 2.

Cũng theo khảo sát, sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo vẫn là trở ngại lớn nhất khi mua sắm trực tuyến, với 83% người tiêu dùng tham gia khảo sát lựa chọn. Tiếp đó là các trở ngại khác như: dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (47%); lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ (43%); giá cả đặt hơn mua trực tiếp hoặc không rõ ràng (37%); dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn kém (36%); website, ứng dụng bán hàng thiết kế không chuyên nghiệp (22%)...

Theo ICTNews

Báo cáo mới nhất của Decision Lab cho thấy lượng khách đến các nhà hàng Tây đã giảm 61% trong bốn quý, tính tới quý 3 năm 2018, và toàn bộ phân khúc thị trường thức ăn nhanh giảm 17%. Trong khi đó, ẩm thực Nhật Bản tăng mạnh lượng khách nhất, lên tới 49%.

Thị trường Việt Nam là "mỏ vàng" cho các nhà hàng Nhật Bản

Báo cáo mới nhất của Decision Lab cho thấy lượng khách đến các nhà hàng Tây đã giảm 61% trong 4 quý, tính tới quý III năm 2018, và toàn bộ phân khúc thị trường thức ăn nhanh giảm 17%. Trong khi đó, ẩm thực Nhật Bản tăng mạnh lượng khách, lên tới 49%.

Thị trường Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà hàng Nhật Bản - Ảnh 1.

Người Việt cũng chi tiêu trung bình cho ẩm thực Nhật ở mức cao nhất, lên tới 280 nghìn VND một người, cao hơn hẳn so với các món Ý, món Tây, món Hàn và các món châu Á khác.

Thị trường Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà hàng Nhật Bản - Ảnh 2.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO) cho biết, trước đây các nhà hàng Nhật thường do người Nhật sống tại Việt Nam mở với quy mô tư nhân. Bên cạnh đó là hệ thống nhà hàng Nhật do các doanh nhân người Việt mua nhượng quyền hoặc tự mở kinh doanh.

Theo JETRO, sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và sự yêu thích ẩm thực và văn hóa Nhật đang là động lực cho sự tăng trưởng đáng kể của các nhà hàng Nhật. Tuy nhiên, phần tăng trưởng thường dành cho mô hình liên doanh và các chuỗi nhà hàng nhượng quyền hơn là các nhà hàng cao cấp hay truyền thống của người Nhật.

Sự phát triển các nhà hàng Nhật kéo dịch vụ cung ứng nguyên liệu tăng trưởng theo. Theo Tổng cục Hải quan, Nhật Bản đứng thứ 5 trong số các thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản cho Việt Nam.

Trong nửa đầu năm 2019, nhập khẩu thủy hải sản Nhật của Việt Nam tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Các loại cá để làm sushi như cá hồi, cá ngừ, cá trích tràn vào Việt Nam. Tại các chuỗi siêu thị Việt Nam đã có bán sản phẩm cá nục hoa nguyên con, cá Sanma được siêu thị nhập khẩu từ Nhật Bản.

Thị trường Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà hàng Nhật Bản - Ảnh 3.

Theo Hiệp hội Dịch vụ ăn uống Nhật, trong gần 2 thập kỷ qua, lợi nhuận nội địa của ngành tại nước Nhật chỉ nhích lên chút ít trong 2 năm 2006 và 2007. Do đó, nhiều công ty kinh doanh nhà hàng kỳ vọng vào thị trường các nước Đông Nam Á. Sức hút của thị trường mới nổi như Việt Nam vẫn là động lực lớn để các chuỗi nhà hàng Nhật tìm đến.

Trong một cuộc khảo sát của các nhà điều hành nhà hàng Nhật Bản do Nikkei thực hiện vào tháng 3 và tháng 4, hơn một nửa các công ty cho biết họ đang nhắm mục tiêu đến Việt Nam.

Cũng theo Nikkei, mới đây, chuỗi nhà hàng cơm thịt bò Nhật Bản Sukiya Co. thông báo sẽ khai trương nhà hàng thứ 15 ở Việt Nam vào cuối tháng 10/2019. Cửa hàng Sukiya mới sẽ được mở tại Midori Park Square, một trung tâm thương mại được xây dựng liền kề với một khu chung cư cao cấp tại Bình Dương. 

Một thỏa thuận về dự án xây dựng Sukiya đã được ký kết ngày 17/9 giữa Becamex Tokyu Co., công ty sở hữu và vận hành Midori Park Square và Zensho Vietnam Co., công ty con của nhà cung cấp dịch vụ ăn uống lớn của Nhật Bản Zensho Holdings Co. Nhà hàng Sukiya mới sẽ phục vụ cà ri và cơm, và mì ramen và cơm thịt bò. 

Zensho Vietnam đã mở nhà hàng Sukiya đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016 và kể từ đó đã mở rộng chuỗi cửa hàng chủ yếu tại các trung tâm mua sắm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Trí Thức Trẻ

Ông Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Phó Thủ tướng muốn Lotte đầu tư hạ tầng giao thông ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp ông Lee Kwang Young, TGĐ Công ty phát triển tài sản Lotte.

Đánh giá cao các hoạt động đầu tư của Lotte, Phó Thủ tướng cho biết doanh nghiệp Hàn Quốc này là một trong những nhà đầu tư nước ngoài có mặt rất sớm tại Việt Nam (từ năm 1996). Hiện Lotte có 16 công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực, 4 nhà máy, 280 điểm bán hàng trên cả nước.

Thông qua hệ thống toàn cầu của mình, Lotte cũng thúc đẩy triển khai đưa hàng hóa nông sản Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới.

Trao đổi với ông Lee Kwang Young, Phó Thủ tướng khuyến khích Lotte tiếp tục mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực mới, đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng, đô thị.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Ông Lee Kwang Young cho biết, hiện Lotte đang triển khai nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng tại Việt Nam. Doanh nghiệp hiện đã đầu tư 1,9 nghìn tỷ won, tương đương khoảng 40 nghìn tỷ đồng Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho khoảng 13.000 nhân viên.

Lotte đang tập trung nguồn lực để triển khai một số dự án phát triển đô thị thông minh quy mô lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam; hỗ trợ mạnh mẽ các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam.

Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 7.300 dự án, tổng số vốn đăng ký 64 tỷ USD. Hai nước cũng có nhiều nét văn hóa tương đồng, các mối quan hệ giao lưu nhân dân ngày càng phát triển đa dạng.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc tại Việt Nam đều là những cộng đồng lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Theo Trí Thức Trẻ

페이지 14 / 전체 35

전략적 파트너십