Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ năm 2017 đã kiểm toán.

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sai Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính riêng năm 2017

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017

Tổng cục Thống kê đánh giá kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý I có những chuyển biến tích cực. GDP quý I, quy luật tăng trưởng vốn rất khiêm tốn, đã tăng kỷ lục, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

GDP quý I đạt 7,38%

Lý giải cho mức tăng cao nhất trong một thập kỷ qua, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đưa ra 3 lý do. Thứ nhất quý I/2018 vẫn giữ được đà tăng trưởng của 6 tháng cuối năm 2017. Thứ 2 là quy mô GDP quý I thường nhỏ nên tiếp nhận được đà tăng trưởng này. Thứ ba là do 3 tháng đầu năm nay không bị ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ.

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Dù vậy, phía Tổng cục này cũng lưu ý, mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm không hề dễ dàng. 

 Ngành công nghiệp tăng trưởng cao

Chỉ số toàn ngành công nghiệp quý I tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng của các năm gần đây.  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Đơn vị: %

 Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 3.

Đơn vị: %

Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 4.

Doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,2% về số lượng  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 5.

Đơn vị: Nghìn

Doanh thu bán lẻ ước tính đạt 792,6 nghìn tỷ đồng

Tính chung 3 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.048 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,6% (cùng kỳ năm 2017 tăng 6,4%).  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 6.

Doanh thu xét theo ngành hoạt động, đơn vị: nghìn tỷ

FDI giảm 27,3% về vốn đăng ký

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2018 thu hút 618 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 2.121,6 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 27,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 7.

Vốn đăng ký: đơn vị: tỷ USD

Tổng thu ngân sách đạt 232,2 nghìn tỷ đồng  

 
Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 8.

Đơn vị nghìn tỷ đồng

Tổng chi ngân sách Nhà nước đạt 225,9 nghìn tỷ đồng 

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 9.

Đơn vị nghìn tỷ đồng

Xuất siêu 1,3 tỷ USD

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,97 tỷ USD, tăng 18,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 39,34 tỷ USD, tăng 23,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 10.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đơn vị: tỷ USD

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 53,01 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 21,26 tỷ USD, tăng 13,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,75 tỷ USD, tăng 13,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I/2018 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 11.

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực, đơn vị: tỷ USD

 

Làn sóng M&A bất động sản thứ 2 bắt đầu từ 2015 và ngày càng lớn mạnh.

Năm 2017 chứng kiến thương vụ M&A (hợp nhất và mua lại) trong ngành bất động sản của Việt Nam với tổng giá trị lên đến 1,5 tỷ USD từ nhiều tổ chức nước ngoài.

Nhiều chuyên gia cho rằng điều này là do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước. Năm ngoái, GDP Việt Nam tăng 6,8%, vượt mục tiêu của Chính phủ (6,7%) và cao hơn mức tăng hàng năm trong giai đoạn 2011-2016. FDI đạt mức kỷ lục mới trong năm ngoái, gần 35,9 tỷ USD - tăng 44,4%.

2018: Năm đầy hứa hẹn cho nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào BĐS Việt Nam - Ảnh 1.

BĐS Việt Nam thu hút hàng tỷ USD vốn nước ngoài (Nguồn: Amcham Vietnam).

Nền kinh tế toàn cầu cũng có nhiều yếu tố tích cực, cho phép kinh tế Việt Nam, đặc biệt là BĐS phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài bơm 2,5 tỷ USD vào lĩnh vực này, hầu hết thông qua các giao dịch M&A. Năm ngoái, thị trường M&A tổng thể ước đạt 8 tỷ USD, trong đó BĐS chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc đại lục.

Liên doanh là hình thức phổ biến vì nhà đầu tư nước ngoài có tài chính mạnh và kinh nghiệm dày dặn trong khi các nhà đầu tư trong nước có quỹ đất và liên kết chặt chẽ với cộng đồng.

Hàng loạt dự án tỷ USD

Một trong những dự án lớn lớn nhất là khu đô thị mới Thủ Thiêm ở TP HCM với nhiều thỏa thuận lớn như hợp đồng liên doanh giữa Hong Kong Land (HKL) và công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) để phát triển Thủ Thiêm River Park ở Quận 2 hồi tháng 2 năm ngoái với tổng giá trị phát triển dự kiến hơn 400 triệu USD.

2018: Năm đầy hứa hẹn cho nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào BĐS Việt Nam - Ảnh 2.

Dự án Thủ Thiêm River Park có 1.140 căn hộ đa dạng từ loại hình đến diện tích (Nguồn: Thủ Thiêm River Park).

Trong quý vừa qua, CapitaLand mua lại khu đất 1,45 ha tại Quận 4 với giá 53,5 triệu đôla Singapore (khoảng 40 triệu USD), dự án thứ chín tại TP HCM và thứ 11 trong cả nước. VinaLand, quỹ đầu tư bất động sản (BĐS) của Vina Capital, bán toàn bộ cổ phần Vina Square, dự án phát triển rộng 3 ha tại Quận 5 cho Công ty BĐS Trí Đức với giá khoảng 41,2 triệu USD.

Tập đoàn Warburg Pincus của Mỹ ký hợp đồng trị giá 300 triệu USD với VinaCapital để xây dựng khách sạn. Mapletree từ Singapore tiếp quản Kumho Asiana Plaza Saigon và Keppel Land dự kiến phát triển các lô đất tại Khu Đô thị Thủ Thiêm. Công ty quản lý đầu tư BĐS JLL hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Á.

Các yếu tố thúc đẩy đầu tư

 

Các chuyên gia cho biết thị trường bắt đầu làn sóng M&A thứ 2 từ 2015 nhờ quá trình cổ phần hóa nhanh chóng của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài. Các DNNN tọa lạc trên những vùng đất lớn với vị trí đẹp chính là sức hút mạnh mẽ. Nhà đầu tư đặc biệt lưu ý đến các dự án có vị trí đắc địa và khả năng thu về 7-8% lợi nhuận như những tòa nhà văn phòng hạng A.

Không chỉ thế, Chính phủ hiện cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, chỉ trừ trong một số lĩnh vực trọng yếu. Vì vậy, một công ty có thể mua một DNNN nhỏ chỉ để tận dụng đất.

Một lý do khác là chính sách hội nhập toàn cầu nhanh chóng và thân thiện với nhà đầu tư của Việt Nam. Lĩnh vực BĐS cũng được thúc đẩy bởi sự cải thiện tính minh bạch của thị trường và đơn giản hóa thủ tục. Ngoài ra, những nỗ lực giải quyết nợ xấu của ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong việc kích thích các giao dịch M&A.

Theo Lâm Ngọc (Người đồng hành)

 

Những diễn biến bất lợi mới từ bên ngoài khiến các chuyên gia nghiêng nhiều hơn về khả năng thị trường sẽ điều chỉnh ngắn hạn trước khi đi tiếp...

Các chuyên gia cho rằng những yếu tố tác động kép là FED tăng lãi suất và rủi ro chính sách thuế của Mỹ xảy ra đúng thời điểm các cổ phiếu ngân hàng bị chốt lời mạnh, dẫn đến các biến động điều chỉnh tại đỉnh cao lịch sử.

Cũng có quan điểm nhận định một số blue-chips tăng mạnh trong ngắn hạn đã khiến mức định giá cao và cần điều chỉnh trước khi tăng trở lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều thống nhất ở diễn biến điều chỉnh nếu xảy ra chỉ là trong ngắn hạn. Mức điều chỉnh có thể lùi về quanh 1130 điểm có khả năng nhất trong khi mức hỗ trợ trung hạn trong khoảng 1080-1120 điểm là thấp hơn.

Đánh giá về những tác động của những căng thẳng thương mại tới Việt Nam, các chuyên gia cho rằng sẽ chưa có những ảnh hưởng trực tiếp trước mắt. Tuy nhiên, nếu các biện pháp trả đũa khiến căng thẳng leo thang thì Việt Nam có thể bị ảnh hưởng do hàng hóa từ Trung Quốc cạnh tranh.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Thị trường đã vượt đỉnh lịch sử trong tuần đúng như những gì anh chị kỳ vọng, nhưng chỉ một phiên giảm cuối tuần đã lấy lại gần hết mức tăng của cả tuần. Theo anh chị thị trường chịu tác động từ yếu tố quốc tế, hay vì đối diện với đỉnh cao lịch sử?

Xu thế dòng tiền: Điều chỉnh tới đâu? - Ảnh 1.

Ông Trần Xuân BáchBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Theo tôi, nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm là do cộng hưởng từ nhiều yếu tố không thuận lợi cả trong nước và quốc tế.

Đầu tiên, việc chỉ số tiếp cận lại vùng đỉnh lịch sử đã khiến cho áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu.

Kế đến là việc nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường là ngân hàng đang có dấu hiệu điều chỉnh ngắn hạn sau nhịp tăng trưởng mạnh trước đó.

Và cuối cùng là tác động tiêu cực từ sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu trước mối lo ngại về việc FED sẽ tiếp tục tăng nhanh lãi suất trong năm và rủi ro từ các chính sách thuế của ông Trump có thể gây nên chiến tranh thương mại toàn cầu.

Ông Ngô Quốc HưngBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Thị trường đã vượt đỉnh lịch sử và vượt tiến độ 1 tuần trước khi kết thúc quý 1 năm nay tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ một phiên giảm cuối tuần đã lấy đi gần hết mức tăng của cả tuần. Đây là cú sốc kép đến từ tác động của các yếu tố quốc tế và sự xoay vòng chưa thành công của các nhóm dẫn dắt chỉ số, trong đó yếu tố bên ngoài tác động đến thị trường là chính.

Cần phải thấy rằng nếu không có yếu tố bên ngoài tác động thì thị trường cũng rung lắc và dễ dẫn đến những phiên điều chỉnh. Những cảnh báo sớm như việc thị trường vượt đỉnh mà độ rộng quá tệ, dòng tiền cũng không tăng đột biến. Thêm vào đó thị trường đã tăng 8 phiên liên tục, sự đổi vai của các nhóm dẫn dắt chưa thành công thì sự điều chỉnh cũng là cần thiết, nhưng cường độ sẽ nhẹ nhàng hơn là cú sốc được khuyếch đại từ yếu tố bên ngoài như phiên cuối tuần vừa qua.

Ông Trần Hữu PhúcTrưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm trong xu hướng giảm chung của thị trường khu vực sau khi thị trường Phố Wall đảo chiều giảm mạnh trong những phiên vừa qua.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng và tài chính ngân hàng như VCB, CTG, BID, SSI, HCM… là những mã có vai trò dẫn dắt VN-Index tăng điểm trong suốt thời gian qua thì đây cũng là nhóm ngành điều chỉnh mạnh đưa thị trường giảm điểm. HPG giảm điểm mặc dù ảnh hưởng từ động thái áp thuế nhập khẩu thép tại thị trường Mỹ đối với công ty là không lớn.

VN-Index đã chạm đỉnh lịch sử 1170 điểm của 11 năm và điều chỉnh đi xuống. Nguyên nhân theo tôi do tại mức giá hiện tại các cổ phiếu đã bị định giá ở mức cao và cần điều chỉnh tích lũy trước khi vượt đỉnh.

Nguyễn HoàngVnEconomy

"Chiến tranh thương mại" đang là ác mộng của thị trường chứng khoán toàn cầu. Ngoài vấn đề khiến các thị trường khác giảm điểm mạnh, liệu cuộc chiến này có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán Việt Nam?

Ông Trần Hữu PhúcTrưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Tác động từ thông tin áp các loại thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến cho thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong tuần qua.

Theo chúng tôi, ảnh hưởng của những loại thuế trên đối với nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ không lớn. Do đó, chúng tôi cho rằng phiên giảm mạnh cuối tuần chỉ là động thái điều chỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng kháng cự mạnh đang ở ngưỡng đỉnh lịch sử 1170 điểm.

Ông Trần Xuân BáchBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Động thái áp thuế quan của Mỹ đối với một loạt mặt hàng đến từ Trung Quốc và hành động trả đũa của phía Trung Quốc đang kéo thương mại toàn cầu tiến gần hơn đến một cuộc chiến tranh thương mại. Nếu điều này xảy ra có thể sẽ tác động mạnh đến giao thương hàng hóa và tăng trưởng kinh tế thế giới.

Đối với Việt Nam, dù không phải là mục tiêu trực tiếp của các hàng rào thuế quan trong giai đoạn đầu nhưng các tác động tiêu cực vẫn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt khi xét đến khía cạnh hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế cao tại thị trường Mỹ sẽ chuyển hướng vào thị trường Việt Nam.

Ông Ngô Quốc HưngBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

"Trâu bò" húc nhau, "ruồi muỗi" sẽ bị ảnh hưởng. Không trực diện như cuộc giao đấu giữa 2 nước lớn, mà nó sẽ ảnh hưởng đến các nước khác trong chuỗi thương mại hàng hóa. Thị trường chứng khoán thì chưa cần lượng hóa thiệt hại chừng nào, nhưng tin ra là đã phản ánh luôn vào giao dịch rồi, phiên giảm cuối tuần là sự phản ánh tiêu cực.

Về lý thuyết cuộc chiến này sẽ khiến giá hàng hóa tăng do các nước xuất khẩu sang nhau sẽ khó khăn, tổng cầu trên toàn cầu sẽ sụt giảm do khả năng chi trả sẽ thấp hơn. Một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 470 tỷ USD - như một phân tích của Bloomberg Economics cho thấy.

Việt Nam cũng nằm trong danh sách các đối tác thương mại có thặng dư thương mại thuộc loại lớn với Mỹ, nhưng nằm gần cuối bảng, vì vậy rủi ro là không đáng ngại.

Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại có thể tác động sang thị trường tiền tệ. Mặc dù Mỹ tăng lãi suất nhưng thực tế hiện nay đồng USD vẫn tiếp tục yếu để tăng sức cạnh tranh, xuất khẩu nhiều hàng của Mỹ. Tình trạng này đã giúp Việt Nam tăng quỹ dự trữ ngoại hối theo đó tỷ giá VND/USD hiện nay khá ổn định.

Bên cạnh đó lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm còn 2,8244%, từ mức 2,907% vào cuối ngày thứ tư (21/3) vì vậy dòng vốn FII vào Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng và thực tế cũng đang ở trạng thái mua ròng.

Tuy nhiên cần theo dõi động thái của lợi suất trái phiếu Mỹ vì nếu tăng vọt sẽ là yếu tố đáng lo ngại gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và tiền tệ Mỹ, và sẽ khi đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên dòng vốn và tiền tệ thế giới, có thể đảo ngược dòng vốn chảy ngược về Mỹ, khi đó tỷ giá USD/VND sẽ có biến động tăng gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Xu thế dòng tiền: Điều chỉnh tới đâu? - Ảnh 2.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Anh chị đánh giá rủi ro /cơ hội trên thị trường trong ngắn hạn tuần tới thế nào. Nếu thị trường điều chỉnh, anh chị kỳ vọng sẽ kết thúc ở đâu về mặt kỹ thuật?

Ông Ngô Quốc HưngBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Chỉ số VN-Index đã tạo một GAP đi xuống trong khi khối lượng giao dịch cũng tăng 11% so với bình quân 20 phiên giao dịch, một tín hiệu xấu nhưng chưa đáng ngại.

Yếu tố nội tại hiện khá tốt, bằng chứng là thị trường đã tăng một mạch 9  phiên liên tiếp để vượt đỉnh trong khi chứng khoán Mỹ liên tục trồi sụt. Điều đáng ngại ở thời điểm này là yếu tố bên ngoài tác động, nếu bên ngoài vẫn tiêu cực thì khả năng lấp GAP của thị trường càng khó, đồng nghĩa với việc khả năng thị trường trở lại ít đi.

Về mặt kỹ thuật thì thị trường có cơ hội lấp GAP vừa tạo ra trong điều kiện có thông tin hỗ trợ, cụ thể lúc này là chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại hoặc cổ phiếu quay về vùng giá hấp dẫn. Trong trường hợp thị trường điều chỉnh thì vùng hỗ trợ nằm ở 1.096 - 1.130 điểm.

Ông Trần Hữu PhúcTrưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

 

Các mã đều giảm điểm trong tuần qua sau khi VN-Index vượt đỉnh lịch sử. Chỉ có một vài cổ phiếu còn duy trì sự tăng giá như DHG, SAB, VIC… còn lại các ngành cổ phiếu có công dẫn dắt thị trường tăng điểm trong thời gian qua đều giảm điểm như ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản…

Rủi ro đã tăng lên nhiều khi mặt bằng các cổ phiếu đã trở nên cao và theo chúng tôi thị trường cần điều chỉnh và khả năng điều chỉnh về 1.120 trước khi có sự phân hóa rõ ràng.

Ông Trần Xuân BáchBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Trong kịch bản thị trường điều chỉnh, các nhân tôi kỳ vọng thị trường sẽ cho phản ứng tăng điểm trở lại tại vùng hỗ trợ 1130-1140 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số có thể lùi về vùng hỗ trợ trung hạn nằm tại 1080-1120 điểm nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng. Tuy nhiên, tôi đánh giá khả năng xảy ra kịch bản này không cao.

Với diễn biến hồi phục tích cực của chỉ số cũng như nhiều nhóm cổ phiếu trong phiên cuối tuần, tôi kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục tăng điểm trở lại với sự hỗ trợ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn trong tuần tới.

Xu thế dòng tiền: Điều chỉnh tới đâu? - Ảnh 3.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Anh chị tăng hay giảm tỷ trọng cổ phiếu trong tuần qua, khi thị trường tiến tới đỉnh cao lịch sử?

Ông Ngô Quốc HưngBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Thị trường chứng khoán vốn rất khắc nghiệt, chỉ cần một phiên giảm đã lấy đi gần hết mức tăng cả tuần và đây không phải lần đầu tiên trong năm nay thị trường tạo GAP đi xuống.

Thông thường sau những cú sốc như thế này thì thị trường cần thời gian để bình tâm trở lại. Nhà đầu tư đã có thêm 2 ngày cuối tuần để nhìn nhận thông tin bên ngoài đang ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, do vậy tâm lý bi quan sẽ giảm đi đáng kể và không bị cuốn vào trạng thái bán tháo.

Thị trường trong nước thì chưa có gì xấu, nỗi lo lớn nhất phủ bóng lên chứng khoán toàn cầu là nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại. Ông Trump vốn là bậc thầy về đàm phán nếu mọi việc lại như những gì từng diễn ra với các phát ngôn của ông trong quá khứ thì một cuộc đàm phán có thể là đích đến trong ván cờ thương mại này.

Do vậy thị trường sẽ ở trạng thái nghe ngóng và chờ đợi, vì thế tôi đã giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn và tuân thủ nguyên tắc trading nếu thị trường tiếp tục diễn biến xấu hơn.

Ông Trần Xuân BáchBộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi đã thực hiện bán giảm tỷ trọng danh mục ngắn hạn của mình khi thị trường tiếp cận vùng đỉnh lịch sử. Các vị thế đã bán được tôi mua lại một phần trong phiên cuối tuần.

Tỷ trọng danh mục tổng của tôi hiện đang ở mức 60% cổ phiếu (trong đó, phần danh mục trung hạn vẫn chiếm 30%).

Ông Trần Hữu PhúcTrưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Chúng tôi không mua thêm mới cổ phiếu. Giảm tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán về mức không margin.

Theo Nguyễn Hoàng (Vneconomy)

Ngày 25/4/2010 công ty SaigonTel đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán v/v Báo cáo tình hình Quản trị Công ty Quý I năm 2010. Trong Báo cáo này có nêu rõ hoạt động của HĐQT, hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban Giám đốc, các nghị quyết của HĐQT, thay đổi thành viên HĐQT, giao dịch của cổ đông nội  bộ, cổ đông lớn và người liên quan.
 

Ngày 25/4/2010 công ty SaigonTel đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán v/v Báo cáo tình hình Quản trị Công ty Quý I năm 2010. Trong Báo cáo này có nêu rõ hoạt động của HĐQT, hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban Giám đốc, các nghị quyết của HĐQT, thay đổi thành viên HĐQT, giao dịch của cổ đông nội  bộ, cổ đông lớn và người liên quan.

Theo Quyết Định số 78/QĐ - SGDHCM của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM ngày 17/07/2007 v/v niêm yết bổ sung cổ phiếu đã chấp thuận cho Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viễn Thông Sài Gòn được niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành thêm với nội dung như sau:
 
        - Loại chứng khoán: cổ phiếu phổ thông.
        - Mã chứng khoán: SGT
        - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
        - Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung: 13.500.000 cổ phiếu (Mười ba triệu năm trăm ngàn cổ phiếu)
        - Tổng giá trị niêm yết bổ sung (theo mệnh giá): 135.000.000.000 đồng (Một trăm ba mươi lăm tỷ đồng chẵn).
 
Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.
페이지 22 / 전체 25

전략적 파트너십