Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

04

Dù thị trường có dấu hiệu chững lại ở một vài phân khúc, song nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ xuất hiện thêm nhiều dòng vốn tiếp tục đổ vào thị trường địa ốc

Tại sự kiện Tọa đàm về “Thị trường bất động sản Việt Nam 2019: Xu hướng và Cơ hội đầu tư” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, giới chuyên gia trong ngành đã dự báo về bức tranh thị trường BĐS năm 2019.

Theo đó, nhiều khả năng dòng vốn sẽ chảy mạnh hơn khi các doanh nghiệp trong nước ngày càng năng động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn mới.

Nhìn tổng quan thị trường, ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) nhận định rằng trên cơ sở đánh giá, dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, có thể dự báo thị trường bất động sản 2019 tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng" bất động sản.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phấn, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.

Dưới góc độ là nhà phát triển dự án bất động sản, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT HD Mon Holdings, cho rằng nhu cầu ở của người dân Việt Nam hiện nay rất cao, nhất là ở thành phố lớn tập trung rất nhiều người ngoại tỉnh đến. Chưa kể, tính sở hữu của người dân Việt Nam chúng ta cũng cao. Do đó, nhu cầu nhà ở cho người dân rất cao, sẽ còn tăng, nhất là thị trường nhà ở phù hợp với túi tiền.

01

GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng cho biết thêm nếu nhìn 2017, thấy 2018, thị trường bất động sản tốt hơn thì theo đó, năm 2019 cũng tốt hơn rất nhiều, trong đó bất động sản nghỉ dưỡng tăng bao nhiêu cũng không đủ, không cần lo bong bóng hay thừa cung, dư địa còn rất nhiều. 

"Nhiều ý kiến cho rằng nên cấm condotel, tôi cho rằng đó là lo xa, chưa cần thiết. Trong khi đó, phân khúc nhà ở có chuyển động tốt nhưng cần sự điều chỉnh về mặt chính sách, hướng phát triển", ông Võ cho biết thêm.

02

Ở một góc nhìn khác, bà Nguyễn Vũ Thiên Diễm, Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group, thì cho rằng thị trường bất động sản trong năm 2019 tại TP.HCM sẽ không sôi động hoàn toàn nhưng cũng sẽ không có việc đi xuống, mà sẽ đi ngang. Ngoài ra, thị trường sẽ đứng trước nhiều thách thức, trước hết là do thiếu hụt quỹ đất, thiếu hụt nguồn cung dự án phân khúc nhà ở trung cấp và phân khúc nhà ở bình dân.

Cũng theo vị nữ giám đốc này, trong năm 2019 phân khúc nhà ở trung cấp vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, phát triển bền vững của thị trường và có tính thanh khoản cao nhất. Phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, phải đối diện với nhiều thách thức rất lớn. Còn lại, sự cạnh tranh ở phân khúc căn hộ cao cấp sẽ rất khốc liệt, các dự án sẽ phát triển theo hướng tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ. Phân khúc condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn.

Tuy nhiên, đằng sau "màu hồng" của thị trường bất động sản của một năm mới sắp đến, nhiều chuyên gia cho biết vấn đề quan trọng nhất là làm sao nhanh chóng tháo gỡ được các "điểm nghẽn" để giúp doanh nghiệp triển khai nhanh dự án.

Về các khó khăn "bủa vây" doanh nghiệp, bà Diễm cho biết thêm đối với từng doanh nghiệp, mọi yếu tố chính sách đều có khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề điểm nghẽn nào lớn nhất thì cũng phải tùy vào từng dự án, tùy từng chủ đầu tư. Nhưng nhìn chung những khó khăn đó làm khó doanh nghiệp.

 

Nhận định về dòng vốn đổ vào thị trường BĐS, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, trong 3 năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng theo từng năm. Các chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí các tuyến metro. Các chủ đầu tư Việt Nam thường hợp tác dưới hình thức liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm vị trí dự án đầu tư và quản lý dự án.

"Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một cao, nhiều nút thắt về thủ tục pháp lý liên tục được tháo gỡ, tôi cho rằng trong giai đoạn tới thị trường sẽ đón nhận nhiều dòng vốn đầu tư mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đã rất chủ động tự tìm kiếm cho mình một nguồn vốn thay thế tín dụng ngân hàng. Trong đó, các doanh nghiệp đã tái cơ cấu mạnh để niêm yết lên sàn chứng khoán, bắt tay với nhiều đối tác là quỹ đầu tư ngoại cùng hợp tác phát triển dự án. Do vậy, chúng ta không quá lo là vốn đầu tư BĐS sẽ "tắt" một khi các ngân hàng "khép" bớt cửa cho vay", TS. Hiếu cho biết thêm.

03

Đồng tình với quan điểm này, ông Sử Ngọc Khương nói thêm rằng các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam hiện có thể phân làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất quan tâm đến các tài sản tạo ra dòng tiền như cao ốc văn phòng , trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ và khách sạn. Đặc điểm chung của loại bất động sản này là đều nằm ở khu trung tâm, nhà đầu tư có thể mua và có thể khai thác ngay lập tức. Đây là hướng đi dành cho các nhà đầu tư tài chính vì họ không có kinh nghiệm đầu tư dự án .

Nhóm thứ hai tập trung vào phát triển, và đa số trong nhóm này hướng đến việc phát triển nhà ở. Họ phối hợp với các nhà đầu tư trong nước, nhất là các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất để phát triển. Với các nhà đầu tư này, cái mà họ mang đến Việt Nam không chỉ là vốn mà còn là kinh nghiệm đầu tư phát triển dự án của họ ở nước sở tại.

Theo Trí Thức Trẻ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT về việc mua cổ phần chuyển nhượng Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh Bắc

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) Công bố thông tin Công văn số 102/2018-Giải trình chệnh lệch lợi nhuận

Wednesday, 29 August 2018

CBTT: BCTC 6 tháng đầu năm 2018

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) Công bố BCTC 6 tháng đầu năm 2018 (Kiểm toán đã soát xét).

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT đính chính Báo cáo quản trị SGT

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo quản trị 6 tháng của SAIGONTEL

Đó là thông tin được đại diện Sở Tài nguyên Môi trường đưa ra tại Hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư bất động sản" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18/7 tại TP.HCM.

 
 

Theo ông Huỳnh Thái Ngọc - Phó trưởng phòng Kế hoạch, Sở Tài nguyên và  Môi trường TP.HCM, đến năm 2020 một số chỉ tiêu sử dụng đất của TP.HCM sẽ có những bước phát triển nhảy vọt. 

Cụ thể ,thành phố sẽ chuyển hơn 26.000 ha đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp. Trong đó nổi bật là đất khu công nghiệp khoảng 3.500 ha sẽ tăng lên 6.000 ha; Đất ở sẽ tăng đến 7.321 ha

Ông Ngọc còn cho biết thêm đây là một con số lớn trong khi giai đoạn 2010 - 2015 chỉ khoảng 3.000 ha. Đất ở đô thị sẽ chiếm tỷ lệ lớn khoảng 4.500 ha và còn lại là đất ở nông thôn. TP.HCM sẽ mạnh dạn cho chuyển đổi sử dụng đất sẽ đạt được nhiều mục tiêu như an sinh xã hội ở các quận ven ngoại thành để tránh tình trạng xây dựng trái phép xảy ra trong thời gian trước. 

Bên cạnh đó, một số thủ tục hành chính liên quan về đất đai, xây dựng cũng đã rút ngắn. Chẳng hạn thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà gắn liền với đất chỉ còn 15 ngày so với thời gian 57 ngày trước đó, góp phần nhanh đưa sản phẩm vào thị trường hay tạo điều kiện nhu cầu chuyển nhượng.

Mới đây, UBND TP.HCM đã trình HĐND TP.HCM thông qua Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2025. Theo đó, UBND TP.HCM đề ra mục tiêu là phấn đấu nâng chỉ tiêu diện tích bình quân đầu người đến năm 2020 của toàn thành phố lên 19,8 m2/người, tổng diện tích nhà ở xây dựng mới tăng thêm trong giai đoạn 2016 - 2020 là 40 triệu m2 sàn.

Theo Trí thức trẻ

Sáng nay (18/7), tại Hà Nội, dự Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quyết tâm chính trị, quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn” trong xây dựng Chính phủ điện tử…

Với chủ đề "Hướng tới Chính phủ số và kinh tế số", đây là lần thứ 8 Vietnam ICT Summit được tổ chức, có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương cũng như các đơn vị công nghệ thông tin đầu ngành trên toàn quốc.

Nhất trí với ý kiến cho rằng Diễn đàn lần này là diễn đàn của hành động và "chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực để hành động thành công", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trước hết là xây dựng thành công Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số ở Việt Nam, "một chủ đề chúng ta đã quan tâm từ lâu, phải bắt tay vào ngay".

Thủ tướng cho rằng, thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa và tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. "Chúng ta thấy đã xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, hãng khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào... đã và đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số". Vì vậy, Diễn đàn cần thảo luận để tạo ra nhận thức chung sâu sắc hơn về những đặc trưng cơ bản của kinh tế số... từ đó lựa chọn được hướng đi phù hợp, phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong phát triển kinh tế số.

Phải tự đổi mới để trở thành Chính phủ thời đại 4.0 - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số được dự báo tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động của Chính phủ và toàn xã hội. Đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước. Theo Thủ tướng, để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số.

Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm "hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy", "nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn", Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu.

Thủ tướng cho biết, có nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng nền kinh tế số Việt Nam xung quanh 3 trụ cột chính. Đó là hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế. Tiếp theo là tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và thứ ba là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ.

Thủ tướng cũng cho rằng, việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả. Do vậy, Việt Nam đang thiết lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo; các thành viên Ủy ban là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công-tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Phải tự đổi mới để trở thành Chính phủ thời đại 4.0 - Ảnh 2.

Thủ tướng thăm các gian trưng bày sản phẩm công nghệ tại Diễn đàn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 để làm cách mạng thành công

Trong giai đoạn trước mắt, Thủ tướng nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Đó là tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế pháp luật, chính sách nền tảng cho xây dựng chính phủ điện tử, cụ thể là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo vệ thông tin cá nhân; xác thực điện tử cá nhân, tổ chức; hệ thống báo cáo điện tử; văn thư lữu trữ điện tử...

Thủ tướng cho rằng, việc bảo đảm cho thành công là yếu tố con người, chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 là đòi hỏi cấp thiết cả trước mắt và lâu dài. Muốn làm cách mạng thành công trước hết phải xây dựng được lực lượng cách mạng. Nguồn nhân lực thông minh cộng với sự sáng tạo là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bên cạnh đó là phát triển công nghệ. Tập trung triển khai các giải pháp nền tảng công nghệ Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử; rà soát, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xây dựng, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung duy nhất ở các bộ, địa phương; xây dựng hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; thiết lập hệ thống thông tin Chính phủ phi giấy tờ và hệ thống điện tử về tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; liên thông giữa hai hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia và chữ ký chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Cần dồn sức và đa dạng hóa nguồn lực để phát triển Chính phủ điện tử trên cơ sở xác định mục tiêu trọng tâm và ưu tiên đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người. Phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia.

Cho rằng văn hóa chia sẻ và hợp tác chưa đi vào tư duy của nhiều người, đây được xem là một trong những rào cản rất lớn trong việc phát triển nhanh Chính phủ số, Thủ tướng nhấn mạnh, cần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về Chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số.

Tại Diễn đàn, Thủ tướng yêu cầu Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) báo cáo Thủ tướng Chính phủ các đề xuất, kiến nghị cụ thể của Diễn đàn; đồng thời giao VINASA chủ trì cùng với các tổ chức xã hội khác thực hiện việc giám sát độc lập từ góc nhìn của khu vực tư nhân để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy kinh tế số tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 đã được Chính phủ đề ra trong các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Trí thức trẻ

Hệ thống chăm sóc xã hội Nhật Bản là một trong những hệ thống toàn diện nhất trên thế giới cho người già, được xây dựng xung quanh mục tiêu làm giảm gánh nặng chăm sóc người già cho các hộ gia đình.

Từ lâu, Nhật Bản đã nổi tiếng với sự tôn trọng dành cho người lớn tuổi và ý thức mạnh mẽ về nghĩa vụ chăm sóc cho họ. Thậm chí, tên gọi “Nhà nước phúc lợi kiểu Nhật” được chính thức sử dụng để nói về sự tham gia và trách nhiệm của các thành viên gia đình trong quá trình chăm sóc người già.

Tuy nhiên, khi cấu trúc dân số của xã hội thay đổi, dân số dần già đi – Nhật Bản hiện đang có dân số già nhất thế giới – cung cấp các dịch vụ chăm sóc ngày càng được coi là một mối quan tâm của xã hội (không chỉ của riêng các gia đình nữa).

Vào năm 2000, Nhật Bản đã cho ra mắt Bảo hiểm Chăm sóc Dài hạn (LCTI), được xây dựng để cung cấp bảo hiểm cho tất cả công dân trên 65 tuổi dựa theo nhu cầu của họ. Như vậy, hệ thống chăm sóc xã hội Nhật Bản là một trong những hệ thống toàn diện nhất trên thế giới cho người già, được xây dựng xung quanh mục tiêu làm giảm gánh nặng chăm sóc người già cho các hộ gia đình.

Hệ thống chăm sóc xã hội tại Nhật Bản hoạt động như thế nào?

Vì sao Nhật Bản xây dựng được hệ thống chăm sóc xã hội tốt nhất thế giới? - Ảnh 1.

Ở Nhật Bản, những người trên 65 tuổi đăng ký với chính quyền địa phương, và một bài kiểm tra phức tạp được thực hiện để đánh giá nhu cầu của họ. Một quản lý về dịch vụ chăm sóc tư vấn về cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu này, dựa trên ngân sách và thông tin về các nhà cung cấp dịch vụ địa phương. Các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm các tổ chức nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận, thường có quy mô nhỏ và được lồng ghép vào cộng đồng địa phương.

Số lượng nội trú trong các trại dưỡng lão bị hạn chế, thay vào đó chăm sóc cộng đồng được nhấn mạnh: một quyết định không chỉ dựa trên cơ sở tài chính mà còn cả cách thức chăm sóc sức khỏe toàn diện tốt nhất.

Bảo hiểm được cấp vốn từ phí bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả công dân từ 40 tuổi trở lên và các khoản đồng thanh toán từ những người tham gia bảo hiểm. Khác với các chương trình hỗ trợ và phúc lợi trước đây, do điều kiện yêu cầu dễ dàng và tính bắt buộc của phí bảo hiểm, hệ thống mới ít phân biệt hơn đáng kể và người dân có thể tiếp cận dịch vụ một cách dễ dàng.

Để làm cho chương trình bảo hiểm trở nên hấp dẫn hơn hoặc ít nhất dễ chấp nhận hơn đối với người dân, ban đầu, các điều kiện tiêu chuẩn tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, hệ thống bảo hiểm đã được thiết kế linh hoạt để các điều kiện tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt hơn khi số lượng người tham gia bảo hiểm tăng lên.

Những thách thức

Vì sao Nhật Bản xây dựng được hệ thống chăm sóc xã hội tốt nhất thế giới? - Ảnh 2.

Theo các NGO ở Osaka, tuy ý tưởng già đi tại nhà và phát triển các cộng đồng trợ giúp chắc chắn mang tính tích cực, nhưng cần phải nhận ra rằng nó phụ thuộc khá nhiều vào công việc không lương của nhiều tình nguyện viên, nhiều người trong số họ đã chăm sóc cho các thành viên trong gia đình và vì vậy, hiểu được gánh nặng liên quan đến công việc này. 

Trên thực tế, nhiều tình nguyện viên chính là những người trên 65 tuổi. Ranh giới mỏng manh giữa những người chăm sóc và những người được chăm sóc có rất nhiều khía cạnh tích cực. Sự tham gia của những tình nguyện viên lớn tuổi được người Nhật coi là một hoạt động có giá trị và ý nghĩa.

Tuy nhiên, khi các điều kiện tiêu chuẩn để tham gia vào chương trình bảo hiểm bị thắt chặt, áp lực lên khu vực tình nguyện đã gia tăng. Dù các tổ chức bắt đầu nhận được nhiều tiền hơn cho các hoạt động của họ, nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các thành viên giúp đỡ họ thực hiện các hoạt động trợ giúp.

K Nguyễn

Theo Thời Đại

Giá bán USD của các ngân hàng vẫn ở quanh vùng 23.100 đồng.

 

Sáng nay ngày 16/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 22.653 đồng, tăng 5 đồng so với cuối tuần trước.

Với biên độ +/-3%, tỷ giá trần các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 23.332 đồng và tỷ giá sàn là 21.973 đồng.

Trong tuần trước, tỷ giá trung tâm đã có 4 ngày tăng liên tiếp và mới chỉ giảm được 5 đồng hôm thứ Sáu ngày 13/7.

Tại các ngân hàng, giá USD đầu giờ sáng nay khá tĩnh lặng. Vietcombank hiện niêm yết ở mức 23.010 - 23.080 đồng (mua vào - bán ra) đổi 1 USD. 

Ngân hàng Sacombank - là ngân hàng niêm yết tỷ giá ở mức cao nhất trên thị trường - thì điều chỉnh giảm 2 đồng so với cuối tuần trước, hiện niêm yết tại 23.009- 23.102 đồng. 

Giá USD tại Techcombank, VIB, DongABank... vẫn như cuối tuần trước, hiện là 22.990 - 23.090 đồng.

Ngoài thị trường tự do, giá USD đầu giờ sáng nay vẫn niêm yết tương tự cuối tuần trước, quanh 23.230 đồng.

Theo Trí Thức Trẻ

페이지 11 / 전체 25

전략적 파트너십