Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

56

Giá đất nền, nhà phố trong nội thành lẫn vùng ven TP HCM tăng 5%-10% so với trước Tết nguyên đán và 50% so với cùng kỳ năm 2018.

Dạo quanh các khu vực có nhiều dự án đất nền ở quận 9, quận 2, huyện Củ Chi, Hóc Môn..., chúng tôi được các trung tâm môi giới cho hay từ sau Tết nguyên đán đến nay, giao dịch bất động sản ở các khu vực này nhộn nhịp hẳn.

"Sốt" đất nền có sổ

Anh Vũ, một môi giới lâu năm trên đường Nguyễn Xiển (phường Long Thạnh Mỹ, quận 9), cho biết đang nhận ký gửi nhiều lô đất thuộc dự án khu dân cư Đại Việt, Đất Mới, Tín Hưng... dọc trục đường Nguyễn Xiển. Giá đất có sổ đỏ ở đây đã nhích lên 1-2 triệu đồng/m2 so với trước Tết. Cụ thể, những nền đất ở vị trí bình thường, diện tích trên 70 m2 giá 47-49 triệu đồng/m2, dưới 60 m2 giá 50-53 triệu đồng/m2 còn 50 m2 giá 53-55 triệu đồng/m2. Đất nền vị trí đẹp có thể lên đến 60-70 triệu đồng/m2. Một số công ty môi giới bất động sản khu vực này cho biết giao dịch đang "nóng" trở lại từ 2 tháng nay, giá tăng đến 50% và dự đoán khả năng sẽ tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

56

Đất nền ven khu vực quận 9, TP HCM sôi động trở lại sau Tết nguyên đán

Cũng tại khu vực này, một số dự án đã giao dịch nhiều năm nay nhưng chưa ra sổ, thậm chí bị chính quyền địa phương cấm giao dịch hầu như không bán được. "Những dự án nào đã có sổ thì nên giao dịch, bởi nếu những dự án chưa có sổ thì không tài nào ra sổ hoặc ít nhất 2 năm nữa do chính quyền siết phân lô, tách thửa" - anh Vũ lưu ý.

Tại Hóc Môn, chỉ trong vài tháng, một số khu đất nền riêng lẻ của dân giao dịch sang tay đã chênh lệch 200-300 triệu đồng/nền, tùy theo vị trí. Theo bà Hòa, người chuyên môi giới ở khu vực xã Bà Điểm, rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua nền nhà dưới 2 tỉ đồng. "Họ cứ "rảo" quanh, có là mua ngay, để vài tháng sang tay kiếm vài trăm triệu đồng" - bà Hòa kể.

 

Nhà nội thành vẫn "hot"

Theo ông Xuân Thanh - một người chuyên đầu tư các nhà, đất ở khu vực các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức - giá đất khu vực nội thành (ôtô vào đến nhà) đang cung không đủ cầu. Ông Thanh vừa đầu tư một lô đất 90 tỉ đồng, bỏ thêm tiền làm hạ tầng, điện, nước và phân lô (40-50 m2/nền). Chỉ trong 1 tuần giới thiệu ra thị trường, ông đã bán được gần 20 nền với giá trung bình 150 triệu đồng/m2. Nhiều khách mới mua của ông hôm trước, 2-3 hôm sau đã bán ra 160-170 triệu đồng/m2. Ông Thanh tính toán giá đất nền nội thành đã tăng 3-5 triệu đồng/m2, nhiều vị trí lên đến 10-12 triệu đồng/m2 so với trước Tết và tăng đến 40%-50% so với cùng kỳ năm 2018. Điển hình cũng thời điểm này năm rồi, giá đất ở khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp chỉ khoảng 90-150 triệu đồng/m2, nay đã "nhảy" lên 100-200 triệu đồng/m2.

Anh Tiến (quận Bình Tân) vừa mua và bán thành công 2 căn nhà trong hẻm ở quận 6 và Bình Thạnh. Căn nhà hẻm nhỏ, diện tích 4x11 m gồm 1 trệt 2 lầu giá 4,2 tỉ đồng, anh Tiến bỏ thêm 200 triệu đồng tân trang và bán 4,85 tỉ đồng. Căn nhà 6 tỉ đồng trong hẻm ôtô trên đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) anh sang tay ngay, lãi 500 triệu đồng chỉ trong 3 tuần. "Thị trường nhà phố riêng lẻ năm nay lẽ ra không sôi động bằng những năm trước vì ngân hàng siết cho vay mua nhà nhưng nhu cầu nhà phố tăng nên giao dịch vẫn "nóng" - anh Tiến cho hay và thông tin thêm: Thời điểm này mọi năm, các dự án căn hộ ào ạt được tung ra để thu hút khách nhưng năm nay rất ít, càng ít dự án có pháp lý rõ ràng. Nhiều người có nhu cầu mua căn hộ "lướt sóng" không còn chỗ đầu tư nên tìm đến nhà phố.

Tổng giám đốc một công ty bất động sản chuyên về đất nền cho rằng nhu cầu đầu tư đất nền, nhà phố riêng lẻ vẫn còn rất cao dù giá đã tăng liên tục trong 3 năm. Nguyên nhân là nhu cầu của người mua luôn cao trong khi các dự án căn hộ đang trong giai đoạn căng thẳng tranh chấp, pháp lý chưa rõ ràng nên người đầu tư không dám mạo hiểm. Trong khi đó, nhà phố trung tâm đang bị đẩy giá.

Đừng mua đất nền không rõ pháp lý!

Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, cho biết trong khi giá đất vùng ven TP HCM có sổ bị đẩy lên cao thì các cá nhân có khoản tiền nhỏ lại mong muốn có một bất động sản rõ ràng về pháp lý để sở hữu lâu dài. Trên thực tế, nhu cầu sở hữu đất để bảo vệ tài sản luôn cao trong dân, vì vậy khả năng xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Hiện việc đầu tư đất vùng ven để phân lô, tách thửa không còn thuận lợi như trước bởi quy định liên quan đến việc các cá nhân chỉ được tách thửa diện tích trên 100 m2 và phải ở khu vực quy hoạch làm đất ở hiện hữu cải tạo... Nhà đầu tư muốn mua đất nền phải xác định pháp lý rõ ràng của dự án, chọn dự án có quy hoạch rõ ràng, đầu tư bài bản, nếu không đừng vội đóng tiền cọc dù là vài chục triệu đồng. Thời gian qua, lợi dụng nhu cầu mua đất nền tăng cao, nhiều công ty môi giới lôi kéo, chiêu dụ khách hàng mua đất với giá cao hơn giá thật chủ đầu tư đưa ra trong khi dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý hoặc chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, tiện ích dẫn đến trục trặc thủ tục giấy tờ, không bán hoặc làm sổ được.

Người lao động

Mỗi năm, Việt Nam có thêm 12.000 ca phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ và độ tuổi ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Do đó, giữa bộn về công việc và trách nhiệm gia đình, phụ nữ cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến bản thân, sức khỏe, sắc đẹp. Luôn giữ tinh thần trong trạng thái khỏe khoắn, thoải mái để có thể lan toả sức mạnh đến những phụ nữ kém may mắn hơn.

Ngày 08/03 không chỉ là dịp tôn vinh toàn phụ nữ trên thế giới, mà năm nay SAIGONTEL GROUP mang đến CHIẾN DỊCH NHÂN ÁI “WITH HEART” là chuỗi các hoạt động gây quỹ từ thiện nhằm tôn vinh và giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đang mắc bệnh ung thư. Đồng thời, kêu gọi cánh mày râu cùng chung tay làm nên ngày 8/3 đầy ý nghĩa.

Thông điệp “#WITHHEART– BẰNG CẢ TRÁI TIM”, chiến dịch nhân ái sẽ do HHVN 2018 Trần Tiểu Vy làm đại sứ cùng sự đồng hành của SAIGONTEL và quỹ từ thiện Khát Vọng để thực hiện giấc mơ kêu gọi 200,000,000 đồng từ tập thể CBCNV SAIGONTELvà các đơn vị đối tác, khách mời.

Hoạt động nhân ái With Heart sẽ được tổ chức vào ngày 08/03 tại Bệnh viện Ung Bướu (TP.HCM) và ngày 15/03 tại Bệnh viện K Trung Ương (Hà Nội). Đoàn thiện nguyện sẽ đến thăm hỏi, giao lưu cũng như tiếp thêm sức mạnh tinh thần và trao tặng các phần quà thật ý nghĩa đến cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Và để hiện thực hóa giấc mơ trên, hai hoạt động #1 RUN WITH HEART và #2 CHANGE WITH HEART dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là CBNV nữ SAIGONTEL.

HOẠT ĐỘNG #1 RUN WITH HEART (#runwithheart – #chạybằngcảtráitim) là sự kiện chạy gây quỹ chỉ diễn ra duy nhất 01 ngày tại Hồ Tây do SAIGONTEL, NVS, SGI Capital đồng tổ chức. Sự kiện thể thao sống động dành cho mọi đối tượng tạo sự gắn kết trong gia đình cùng làm nên những việc có ý nghĩa đầy niềm vui và hạnh phúc mong muốn chung tay góp quỹ cho chiến dịch #WITHHEART bằng cách hoàn thành đường chạy bao gồm các cự li: 5km/10km/15km tương ứng với các thông điệp Khát vọng - Vượt sóng - Chiến thắng. Đường chạy chinh phục Hồ Tây được diễn ra 13h - 17h ngày 10/03/2019, tập kết tại số 29 Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ, Hà Nội

HOẠT ĐỘNG #2 CHANGE WITH HEART (#changewithheart - #thayđổibằngcảtráitim)

Nằm trong chuỗi chương trình #withheart, cùng sự đồng hành với nhãn hàng mỹ phẩm Vacosi, hoạt động #changewithheart không chỉ là nơi các chị em phụ nữ CBNV SAIGONTEL có cơ hội được trải nghiệm các lớp học làm đẹp nhằm thay đổi diện mạo và biết cách chăm sóc bản thân. Đồng thời, thông qua sân chơi online #changewithheart , chị em có thể kêu gọi cộng đồng, đặc biệt là cánh mày râu cùng chung tay gây quỹ vì chiến dịch #withheart.

o Buổi Workshop “Change With Heart”: 09h00 ngày 02/03/2019o Cuộc thi online “Change With Heart”: từ 03/03/2019 đến 07/03/2019

- Địa điểm tổ chức:
 Phía Bắc: Tầng 3 - SAIGONTEL VP Hà Nội (193 Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ)

Phía Nam: Tầng 5 - SAIGONTEL VP HCM (12 Phạm Đình Toái, phường 6, quận 3)

“…8/3 sẽ không còn là của riêng ai khi hạnh phúc được sẻ chia, làm tất cả bằng trái tim để lan tỏa tình yêu thương và những giá trị nhân văn đến nhiều người hơn..”

 

-Ban Truyền thông-

Dù lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản được phân bổ theo năm, nhưng chắc chắn phải dựa trên triển vọng thị trường trong tương lai. Năm 2019, NLG, PDR là những ông lớn có kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng cao nhất 26%.

4

Trong tháng 3-4/2019 hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp trong TOP 15 đã công bố kế hoạch kinh doanh.

Ngoại trừ Vingroup và các thành viên như Vinhomes, VRE chưa hé lộ chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2019, Novaland, doanh nghiệp xếp thứ 2 thị trường về độ lớn doanh thu và lợi nhuận cho biết, năm 2019 NVL dự kiến kế hoạch doanh thu hơn 18.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2018. Novaland chưa có thông tin về kế hoạch lợi nhuận.

Tiếp theo sau là nhóm các doanh nghiệp như Phát Đạt (mã PDR), Đất Xanh (mã DXG), Hà Đô (mã HDG), Nam Long (mã NLG), Văn Phú Invest (mã VPI) với kế hoạch doanh thu cho năm 2019 từ hơn 3.300 tỷ đồng đến 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng cao nhất đến 319% so với năm 2018.

Tính chung gần 10 ông lớn bất động sản niêm yết có thể mang về cho cổ đông gần 53.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2019 (hơn 2,2 tỷ USD), tăng trưởng trung bình 45,6% so với năm 2018.

7

Nguồn: Báo cáo các công ty

Về kế hoạch lợi nhuận, năm 2019, 8 doanh nghiệp bất động sản lớn trên các sàn đưa ra kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng trung bình 8,8%, ước tính khoảng 5.535 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ. Đất Xanh, Nam Long và Phát Đạt là 3 doanh nghiệp có kế hoạch lợi nhuận khá cao.

Mặc dù, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản được phân bổ theo năm (do quy định ghi nhận doanh thu, lợi nhuận sau khi đã hoàn tất bàn giao sản phẩm cho khách hàng), nhưng chắc chắn rằng, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đưa ra phải dựa trên triển vọng thị trường trong tương lai.

Năm 2018, năm ngành bất động sản Việt Nam tăng trưởng và đóng góp vào GDP cả nước cao nhất (tăng trưởng 4,33%). Ngoại trừ Vinhomes (mã VHM), lợi nhuận các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng trưởng 15,6%, nằm trong Top các ngành có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trên 3 sàn.

Năm 2019, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 15% nhờ sự tiếp sức của dòng vốn ngoại đang đổ vào mạnh mẽ và sự đi lên của các thị trường cận vùng trung tâm như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Đà Nẵng,…..

8

Nguồn: Báo cáo các công ty

NLG một trong 5 ông lớn nhất thị trường bất động sản Việt Nam về nhà ở, cũng là nhà tiên phong trong phát triển khu đô thị đưa ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 rất ấn tượng 26% với lợi nhuận ròng 956 tỷ đồng, cao hơn mức tăng trưởng chung của nhóm 8 doanh nghiệp thống kê (8,8%), cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành năm 2018 (15,6%).

Không chỉ dừng lại ở chỉ tiêu kinh doanh ấn tượng, năm nay bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai hơn 400 hecta quỹ đất sạch sẵn có, Nam Long sẽ mở rộng thị trường kinh doanh ra phía Bắc và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hơn 200 hecta quỹ đất mới. Nam Long cho biết họ sẵn sàng quỹ đất phục vụ cho việc hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà phát triển khu đô thị hàng đầu Việt Nam.

55

Dự án Waterpoint (Long An) với hình ngón tay cái phong thủy hứa hẹn sẽ thúc đẩy thị trường

bất động sản Long An sôi động hơn nữa.

 

Xếp sau Nam Long là Phát Đạt với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 lên đến 24% với lợi nhuận sau thuế hợp nhất 800 tỷ đồng. HDG xếp thứ 3 với kế hoạch lợi nhuận được ước tính 722 tỷ đồng.

Ngày 20/04/2019, HDG sẽ tiến hành họp Đại hội thường niên năm 2019. Hiện HDG chưa có thông tin về kế hoạch kinh doanh năm 2019. Tuy nhiên, theo bản phân tích doanh nghiệp của VCBS về HDG được công bố thông tin website của HDG, VCBS ước tính năm 2019 của HDG với doanh thu thuần 4.674 tỷ đồng, tăng 45,9%; lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ 722 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2018.

Theo VCBS, trong năm 2019 – 2020, HDG ghi nhân doanh thu vượt trội đến từ dự án Centrosa (còn khoảng 6.000 tỷ đồng), và hơn 10 dự án bất động sản khác. Ngoài ra, diện tích sàn thương mại cho thuê tăng theo từng dự án và các nhà máy điện đóng góp đáng kể vào kế hoạch kinh doanh 2019.

Ngày 23/04/2019, TTC Land (mã SCR) sẽ tiến hành Đại hội thường niên năm 2019. Trước đó, chia sẻ với nhà đầu tư, TTC Land cho biết kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 2%; lợi nhuận trước thuế 340 tỷ đồng, tăng 2%.

KDH, DIG, VRE đã chốt danh sách cổ đông để tham dự Đại hội thường niên năm 2019, dự kiến tổ chức Đại hội trong tháng 4/2019. Hiện KDH, DIG, VRE chưa có thông tin nào về kế hoạch kinh doanh năm 2019.

Theo Hồng Quân

Diễn đàn đầu tư

 

 

Những tháng đầu năm 2019, khoảng sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào bất động sản đang hứa hẹn những khởi sắc của thị trường này trong thời gian tới với nhiều cơ hội mới.

4

Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản luôn đứng ở vị trí cao. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 6,93 tỷ USD, chiếm 81,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư 478 triệu USD, chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản luôn đứng ở vị trí cao. Yếu tố này rất quan trọng nhất là trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào bất động sản đang bị hạn chế từ tín dụng ngân hàng trong nước.

 

Dòng chảy FDI đang được đánh giá là phương án hỗ trợ kịp thời và đắt giá cho các chủ đầu tư phát triển dự án. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu chia sẻ, vốn FDI không chỉ trở thành nguồn vốn hỗ trợ, bổ sung cho lĩnh vực bất động sản mà còn tạo ra nhiều cơ hội và giá trị cho các doanh nghiệp địa ốc.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận xét, trong 3 năm qua, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng theo từng năm. Các chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí hạ tầng giao thông quan trọng như tầu điện ngầm, đường sắt trên cao...

Cùng đó, nhiều nút thắt về thủ tục pháp lý cũng liên tục được tháo gỡ. Đây cũng là trợ lực để giai đoạn tới, thị trường bất động sản đón nhận nhiều dòng vốn đầu tư mới. Bản thân các doanh nghiệp hiện nay cũng đã chủ động tự tìm kiếm nguồn vốn thay thế tín dụng ngân hàng.

Một số doanh nghiệp đã tái cơ cấu mạnh để niêm yết trên sàn chứng khoán, bắt tay với nhiều đối tác là quỹ đầu tư ngoại cùng hợp tác thực hiện dự án. Như vậy, doanh nghiệp bất động sản cũng giảm bớt phần nào gánh lo tắc vốn khi các ngân hàng siết chặt cánh cửa cho vay - ông Hiếu phân tích.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam hiện chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất quan tâm đến tài sản tạo ra dòng tiền như cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ và khách sạn nằm ở khu trung tâm. Nhóm thứ hai tập trung hướng đến việc phát triển nhà ở. Họ phối hợp với các nhà đầu tư trong nước, nhất là các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất để xây dựng chung cư hay khu biệt thự.

Hiện cuộc đua bất động sản đang trở nên nóng hơn khi có sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận lượng đầu tư thiết lập kỷ lục trong những năm gần đây.

Tập đoàn đa quốc gia Jones Lang LaSalle (JLL) tại Việt Nam chia sẻ, quan sát cho thấy dòng vốn FDI hàng trăm triệu USD sẵn sàng đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Hàng loạt tiềm năng được ghi nhận như việc ngành du lịch Việt Nam đạt kỷ lục với 15,5 triệu lượt khách quốc tế và 80 triệu lượt khách nội địa trong năm 2018 cùng mục tiêu đạt 20 triệu lượt khách vào năm 2020.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, bao gồm 2.000 km đường cao tốc mới, hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cùng nhiều dự án mở rộng, xây dựng sân bay mới khác. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sẵn sàng đổ vốn vào thị trường có tốc độ tăng trưởng cao này.

Tuy nhiên, ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, vẫn còn những điểm nghẽn từ năm 2018 sẽ kéo dài sang năm 2019. Việt Nam hội nhập ngày càng rộng, sâu hơn, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày càng tác động mạnh đến đời sống kinh tế, xã hội. Do đó, việc mở rộng các nguồn cấp vốn là rất cần thiết và cần có thể chế. Đơn cử như việc tạo ra khuôn khổ pháp lý về khách sạn căn hộ (condotel), quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, các loại hình thái khác - ông Chung dẫn chứng.

Cũng theo chuyên gia này, năm 2018 và tới thời điểm này vẫn chưa thấy "bóng dáng" của các chính sách tài chính với thị trường bất động sản. Đặc biệt quỹ tín thác là giải pháp có thể tốt nhất cho thị trường bất động sản, nhưng chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, cần phải kiểm soát dòng tiền nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam một cách hợp lý.

Nhìn vào tổng quan thị trường, các chuyên gia kỳ vọng, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc. Trong số này, bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ là ngành nóng nhất trong năm 2019, được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và tác động tích cực từ các Hiệp định thương mại.

Mặc dù vậy, quá trình phê duyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến những dự án phát triển mới trong năm 2019. Do đó, việc tìm nguồn cung sạch và minh bạch sẵn sàng để đầu tư vẫn đang là thách thức cho các nhà phát triển và đầu tư trong thời gian tới. Bởi vậy, việc cải cách quy định được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tính minh bạch khiến thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thu Hằng (TTXVN)

(VTC News) - Mua đi bán lại, một tuần bỏ túi hàng trăm triệu đồng nên nhiều người dân bỏ việc công ty đi buôn đất khiến thị trường bất động sản Đà Nẵng "sốt" chưa từng thấy.

Đất nên tăng giá chóng mặt

“Nóng” nhất và được khách hàng, cò đất quan tâm hiện nay là khu Tây Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, trung bình đất khu vực này tăng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/lô, tùy vị trí, đường và dự án.

Cụ thể, khu A Golden Hills trước Tết giao dịch khoảng 2,5 - 2,7 tỷ đồng/lô 125m2 thì nay tăng lên mức 3,3 - 3,7 tỷ đồng. Cá biệt, các lô biệt thự 187m đường 7,5m có giá khoảng 5 tỷ đồng.

1

Giá đất nền tại Đà Nẵng liên tục tăng phi mã kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay.  

Cách đó không xa, khu Nam Nguyễn Tất Thành, Hòa Liên 5, Dragon City, Hòa Hiệp 3, Homeland Centre park, Hòa Hiệp mở rộng... giá đất cũng đang tăng hằng ngày và hiện trung bình khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2.

Những ngày qua, đất nền khu vực quanh Khu du lịch (KDL) Xuân Thiều cũng “nóng” không kém.

Trước Tết, giá đất khu vực này được chào mức 29 - 30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện đã được nâng lên 40 triệu đồng/m2, mức tăng khủng khiếp.

Tại phía Nam thành phố, đất nền khu vực Điện Ngọc những ngày qua cũng đang là tâm điểm của các nhà đầu tư.

Tại các dự án Sentosa Riverside, Seaview, Khu đô thị số 6, số 7, 7B... cảnh người xem đất, khảo sát giá, đặt cọc giao dịch sôi nổi. Trước Tết, giá giao dịch các dự án khu vực này trung bình 15 - 18 triệu đồng/m2 nhưng hiện đã lên mức 22 - 27 triệu đồng/m2 và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Khu vực biển Tân Trà (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) cũng tăng mạnh. Qua khảo sát, giá đất nền tại đây tăng khoảng 10 triệu đồng/m2, giao động 35 - 50 triệu đồng/m2, tùy tuyến đường.

Ngoài các khu vực trên thì đất nền các khu Nam Hòa Xuân, Hòa Xuân mở rộng, Sinh thái Hòa Xuân... cũng “sốt” hầm hập.

3

 Người mua đất xuống tiền tại sàn giao dịch.  

Người người buôn đất

Giá đất liên tục tăng, các quán cà phê, quán nhậu đâu đâu cũng thấy người dân Đà Nẵng bàn chuyện đất đai.

Anh Minh, một nhà đầu tư cho biết, trước Tết khoảng 10 ngày anh mua hơn 300m2 đất khu vực Xuân Thiều với giá 29 triệu đồng/m2. Mấy ngày qua, các trung tâm giao dịch bất động sản liên tục gọi điện trả giá hơn 40 triệu đồng/m2 nhưng anh chưa bán.

“Sở dĩ đất nền khu vực Xuân Thiều nóng là vì thông tin Đà Nẵng trao giấy phép cho nhà đầu tư của Nhật Bản mở rộng KDL Xuân Thiều, xây khách sạn, công viên nước, phố ẩm thực... với tổng vốn lên tới 100 triệu USD”, anh Minh nhìn nhận.

Anh Trần Anh Tuấn, nhà đầu tư “lướt sóng” cho biết, trước Tết anh “ôm” 3 lô đất khu vực Golden Hills, giờ lãi gần 3 tỷ đồng, số tiền mà trước đến giờ có nằm mơ anh cũng không nghĩ tới.

 

“Chỉ chưa đầy 3 tháng mình thu về gần 3 tỷ đồng. Từ sau Tết đến nay giá đất nền tăng ầm ầm nên mình quyết định nghỉ việc tại công ty để đầu tư vào đất. Nói thật, làm ở công ty lương tháng 8 triệu đồng, chẳng thấm vào đâu”, anh Tuấn nói.

4

Người mua, kẻ bán, khảo sát giá diễn ra nhộn nhịp tại các khu đất nền trên địa bàn Đà Nẵng những ngày qua. 

Hơn 1 tuần nay, anh Đường đã nghỉ việc tại công ty truyền thông để buôn đất. Anh Đường cho biết, năm 2017, vợ chồng anh bán ngôi nhà trong kiệt trên đường Nguyên Văn Thoại (Sơn Trà) được 700 triệu đồng để mua lô đất ở khu Hòa Xuân. Chỉ mấy tháng sau, người ta trả 1,3 tỷ đồng nên anh chuyển sang buôn đất.

“Mình chỉ lướt sóng, mua đi bán lại trong tuần, kiếm vài chục triệu tiền lời. Trước mình làm ở công ty truyền thông, giờ xin nghỉ để tập trung mua bán đất. Cũng chỉ mua đi bán lại liền tay nên không cần quá nhiều vốn”.

Cũng theo anh Đường, đầu tháng 3, anh đặt cọc mua 2 lô đất khu vực Hòa Liên 5 với giá 20 triệu đồng/m2, giờ có người trả 24 triệu đồng/m2 nên quyết định bán.

“Mình thuộc dạng cò con, lời là đẩy để xoay vòng chứ không dám ôm. Ăn ít cho nó bền”, anh Đường chia sẻ.

Anh T. đang là cán bộ hợp đồng ở phường cũng viết đơn xin nghỉ việc để đi “cò” đất. Bây giờ anh T. suốt ngày “rà” ở những dự án, khu đô thị để “săn” đất, dẫn mối.

“Chỉ cần trúng một lô là kiếm hàng chục triệu đồng, lại thoải mái thời gian nên mình xin nghỉ”, anh T. nói.

Theo anh Lê Hoàng Anh (chủ một chòi giao dịch BĐS) tại khu vực Điện Ngọc, giá đất liên tục tăng nên 2 tuần nay người tìm mua, khảo sát giá rất đông. “Hầu hết những người mua đất chỉ để bán lại kiếm lời chứ nhu cầu ở thực sự rất ít. Nhiều người có vốn đầu tư kiếm lãi nên giá đất tăng là tất yếu”, anh Anh nói.

5

Cảnh người dân Đà Nẵng công chứng đất đai tại phòng công chứng.  

Anh Linh (chủ sàn giao dịch đất khu vực Tân Trà, Điện Ngọc) cũng thừa nhận, người mua đất để ở không nhiều, chủ yếu là mua đi bán lại kiếm lời.

“Đất nền Đà Nẵng thiết lập mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, người trong nghề như tôi cũng không thể nghĩ được là nó lại cao đến như vậy”, anh Linh chia sẻ.

Trước tình hình thị trường giao dịch đất tiềm ẩn nhiều phức tạp, đặc biệt là chiêu trò tung tin để thổi giá vừa qua, các cơ quan, sở, ngành chức năng Đà Nẵng phải liên tục ra văn bản cảnh báo đến người dân trong các giao dịch.

                                                                                                                                                                                                         XUÂN TIẾN
 
 

60

Trong khi căn hộ cao cấp được xây dựng, chào bán, ra mắt dồn dập thì các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng phân khúc căn hộ bình dân đang thiếu hụt nguồn cung.

Dư cung căn hộ cao cấp

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), cho rằng năm 2018, phân khúc cao cấp có hơn 8.500 căn hộ, chiếm tỷ lệ 30%. Tuy nhiên, theo ông, tỷ lệ 30% này chưa phản ánh hết diễn biến thực của thị trường.

Bởi lẽ theo phân loại của Sở Xây dựng TP HCM, phân khúc cao cấp chỉ tính từ mức giá trên 40 triệu đồng/m2. Trong khi đó, trên thị trường loại căn hộ có giá từ 30 - 40 triệu đồng/m2 đã được xếp vào diện cao cấp. Do vậy, nếu tính đủ thì sẽ có thêm khoảng phân nửa số lượng nhà trong phân khúc trung cấp theo cách tính của Sở Xây dựng thuộc phân khúc cao cấp, dẫn đến tỷ trọng phân khúc nhà ở cao cấp có thể còn cao hơn nhiều so với mức 30% nêu trên.

56

Các dự án hạng sang ra mắt và mở bán năm 2018 tại TP HCM.

Đồ họa: Liên Hương.

Với 30% căn hộ cao cấp và 25% căn hộ bình dân, đại diện HoREA cảnh báo thị trường đang đi theo hướng thiếu bền vững. “Thị trường muốn bền vững thì cơ cấu sản phẩm phải sắp xếp theo thứ tự: Phân khúc nhà ở bình dân chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là phân khúc trung cấp và nhỏ nhất là phân khúc cao cấp”, ông Lê Hoàng Châu nói.

Cùng chung quan điểm, tại một hội thảo, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, cho rằng thị trường hiện đứng trước khả năng thừa nguồn cung căn hộ trung và cao cấp, thiếu căn hộ bình dân. Các sản phẩm cao cấp được dự báo giao dịch sẽ chững lại, nhường vị thế cho căn hộ giá rẻ.

Thị trường cần nhà ở bình dân

Theo số liệu từ ông Phạm Văn Thường, Trưởng phòng Quản lý bất động sản (Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng), chỉ 70% trong số 60.000 - 80.000 căn hộ của TP HCM và Hà Nội là bán được, còn lại chưa thể tiêu thụ. Nguyên nhân là giá bán các căn hộ hiện khá cao, vượt quá sức mua của người dân.

Thống kê mới đây của website Batdongsan.com.vn cũng cho thấy lượng tìm kiếm chung cư bình dân dưới 25 triệu đồng/m2 ở cả Hà Nội và TP HCM vẫn chiếm chủ yếu, lần lượt là 46% và 36%.

Trong khi thị trường được cho là dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp, hạng sang thì nhiều chuyên gia địa ốc cho rằng các căn hộ từ 1,5 đến 2 tỷ đồng vẫn là lựa chọn yêu thích của người dân và phù hợp với túi tiền.

Dù nhu cầu lớn nhưng nguồn cung phân khúc giá rẻ vẫn được đánh giá là khan hiếm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, diện tích nhà ở bình dân trên cả nước mới chỉ đạt khoảng 4 triệu m2, tương đương 40% yêu cầu theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

60

Các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng thị trường đang thiếu nguồn cung nhà ở bình dân. Ảnh: VnExpress.

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cũng cho biết, tính đến đầu năm 2018, số lượng công nhân khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở vào khoảng 1, 2 triệu người nhưng số nhà ở xã hội (NOXH) mới chỉ đáp ứng 33%. Dự kiến, nhu cầu chỗ ở vào năm 2020 còn gấp 2,5 lần năm 2018.

Dù thị trường thiếu, nhưng các chủ đầu tư không mấy mặn mà bởi tỷ suất lợi nhuận không cao, ông Nguyễn Văn Đính nói. Thậm chí, nếu không được Nhà nước hỗ trợ, lợi nhuận của nhà đầu tư có thể bằng 0. Ông Đính cho rằng: “Nếu lợi nhuận thấp và không có sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng ta không thể đòi hỏi nhà đầu tư phải xây dựng NOXH hay nhà ở bình dân để đáp ứng nhu cầu được”.

Theo Khổng Chiêm - Thủy Tiên

Người đồng hành

 

 

 

 

Trước sự đầu tư hạ tầng mạnh mẽ như hiện nay, bất động sản Mũi Né – Phan Thiết đang tăng giá liên tục... 

57

Việc đầu tư sau Tết tăng mạnh

Theo khảo sát, sự tăng giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu…

Ở thời điểm hiện tại, quỹ đất của Mũi Né hầu như đều là đất nông nghiệp, những lô đất nghỉ dưỡng đẹp gần biển tại đây còn lại rất ít, các vị trí đẹp đều đã được các ông lớn địa ốc như Hưng Thịnh, TMS, Novaland, Apec Group…gom trước đó để làm các dự án. Vì vậy, giá đất tại khu vực này tăng mạnh từng ngày trước xu hướng hạ tầng.

Ông Cao Huy Linh - một môi giới địa ốc kì cựu tại vùng này cho biết, có những nhà đầu tư từ TP.HCM gom được những lô đất đẹp thì có thể đút túi hàng trăm triệu mỗi tuần.

Ghi nhận tại đường Võ Nguyễn Giáp – Mũi Né, thuộc khu dân cư hiện hữu, khi hàng loạt các ông lớn đổ về đây làm các dự án nghỉ dưỡng đã kích giá đất mặt tiền lên mức 15-20 triệu đồng/m2. Mức giá này được môi giới cho biết đã tăng khoảng 40% so với cuối năm 2018.

58

Goldsand Hill Villa là dự án có mức giá tăng mạnh ở Phan Thiết thời điểm hiện tại (nguồn:dự án).

Các khu vực gần biển, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng, ghi nhận nhiều giao dịch, chào bán lô lớn với giá 13-14 triệu đồng/m2, tăng khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Nếu so với giai đoạn 2016-2017, giá đã tăng gấp 2-3 lần. Đất gần biển hoặc có công trình trên đất, giá trị sử dụng cao nên cũng bị hét giá khủng.

Dự án tiềm năng trên cung đường này phải kể đến dự án Goldsand Hill Villa. Trước tết, dự án này được chủ đầu tư công bố có tốc độ giao dịch khá nhanh. Tuy nhiên, phải đến thời điểm sau Tết, khi thông tin sân bay Phan Thiết sẽ khởi công trong 3 tháng tới và tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khởi công trong 5 tháng tới thì tốc độ giao dịch của dự án này đạt kỷ lục nhanh chưa từng có. Ghi nhận mỗi ngày có trên 50 khách từ TP.HCM tới tham quan dự án, riêng 2 ngày cuối tuần mỗi ngày có khoảng 100 khách đến tham quan. Có những thời điểm khách hàng phải xếp hàng để đợi được tư vấn.

Theo một chuyên viên môi giới của dự án này, trong đợt công bố đầu tiên, các nền thuộc dự án có giá khoảng 11-12 triệu/m2, tính ra chỉ có giá khoảng 1.6 tỷ - 2 tỷ/nền. Tuy nhiên, ở thời điểm sau Tết, giá các nền đất Goldsand Hill Villa đã tăng lên mức 12-15 triệu/m2. Tính ra các nhà đầu tư xuống tiền ở giai đoạn đầu đã có thể lời 15 - 25%.

Một nhà đầu tư chia sẻ: “Lợi nhuận vận hành vài phần trăm mỗi năm không quan trọng bằng giá đất sẽ bùng nổ gấp 2-3 lần trong 2 năm tới, khi sân bay và cao tốc hoàn thành, cũng như các ông lớn đổ tiền vào vận hành các dự án. Khi Phan Thiết – Mũi Né đã bứt tốc thì giá nhà đất tại đây sẽ vươn lên ngang bằng với thị trường Nha Trang – Đà Nẵng – Phú Quốc.”

Hạ tầng đồng bộ gia tăng niềm tin nhà đầu tư

Một diễn biến đáng chú ý, nếu như các giai đoạn 2015-2018, thị trường Phan Thiết – Mũi Né chỉ thu hút nhà đầu tư bất động sản đến từ TP.HCM. Thì từ đầu năm 2018, khi đón nhận thông tin chuẩn bị khởi công sân bay 10.000 tỷ, nhà đầu tư Hà Nội cũng đua nhau đổ bộ vào thị trường này.

Giá đất Mũi Né được kỳ vọng tăng mạnh trong thời điểm sau Tết, theo các chuyên gia có 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, thời điểm hiện tại giá đất Mũi Né – Bình Thuận chỉ khoảng 8-12 triệu/m2, còn quá thấp so với giá đất thị trường Nha Trang – Phú Quốc – Đà Nẵng. Nên không sớm thì muộn, giá đất tại Mũi Né – Phan Thiết sẽ bùng nổ.

Thứ hai, trong năm 2019 -2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

59

 Trước mắt, Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô ở miền Trung. Khi sân bay đi vào hoạt động, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất 1.5 giờ.

Ngoài tăng vốn cho sân bay, song song đó tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng được gấp rút triển khai thực hiện. Được biết, mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 14.359 tỷ đồng. Tính ra, cả tổng mức đầu tư cao tốc và sân bay trong 2 năm tới cho Phan Thiết sẽ vào khoảng 25.000 tỷ.

Dòng vốn này được kỳ vọng sẽ giúp Phan Thiết - Mũi Né lột xác và thu hút lượng khách khổng lồ đến du lịch mỗi năm. Đây cũng được xem là đòn bẩy khiến thị trường bất động sản Phan Thiết bứt tốc trong năm nay.

                                                                                                                          Ánh Dương

          Theo Nhịp sống kinh tế

 

Trước mắt, Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô ở miền Trung. Khi sân bay đi vào hoạt động, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất 1.5 giờ.

Ngoài tăng vốn cho sân bay, song song đó tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng được gấp rút triển khai thực hiện. Được biết, mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 14.359 tỷ đồng. Tính ra, cả tổng mức đầu tư cao tốc và sân bay trong 2 năm tới cho Phan Thiết sẽ vào khoảng 25.000 tỷ.

Dòng vốn này được kỳ vọng sẽ giúp Phan Thiết - Mũi Né lột xác và thu hút lượng khách khổng lồ đến du lịch mỗi năm. Đây cũng được xem là đòn bẩy khiến thị trường bất động sản Phan Thiết bứt tốc trong năm nay.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

 
 
 
 
 
 
 
 
 

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
 
 
 
 

 

Hội thảo “CPTPP: Vietnam” được tổ chức tại Toronto nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Canada muốn tìm hiểu về thị trường Việt Nam trong bối cảnh CPTPP đã có hiệu lực.

56

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, ngày 11/3 tại Toronto, Canada, hội thảo “CPTPP: Vietnam” đã diễn ra với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Canada muốn tìm hiểu về thị trường Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bắt đầu có hiệu lực.

Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam phối hợp với Bộ Xúc tiến Xuất khẩu và Doanh nghiệp nhỏ của Canada và Bộ Thương mại, Kiến tạo việc làm và Phát triển kinh tế tỉnh Ontario đồng tổ chức hội thảo này.

Bà Mary Ng, Bộ trưởng Xúc tiến Xuất khẩu và Doanh nghiệp nhỏ của Canada khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam, trong bối cảnh hai quốc gia đều tham gia CPTPP và Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bộ trưởng Mary Ng đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada thật sự vững mạnh và bày tỏ mong muốn sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp hai nước để thúc đẩy trao đổi thương mại song phương. Bộ trưởng Mary Ng cho biết phía Canada có thể tài trợ cho các doanh nghiệp Canada muốn sang Việt Nam để nghiên cứu thị trường, tham gia các hội chợ thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Theo thống kê mới nhất, trong năm 2018, Canada xuất khẩu sang Việt Nam một lượng hàng hóa trị giá 1,02 tỷ CAD, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam lên tới 5,38 tỷ CAD. Tóm lại, Việt Nam đang có lợi thế lớn trong giao thương với Canada.

Ông Jay Allen, Phó trưởng đoàn đàm phán CPTPP, Bộ Các vấn đề quốc tế của Canada, đã nêu bật những điểm mạnh của thị trường Việt Nam, đó là: có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á; dân số trẻ (60% trong tổng số 95 triệu dân ở độ tuổi dưới 30); tốc độ tăng trưởng GDP ở trên mốc 6% kể từ năm 2014;… Ông Jay Allen đánh giá hai nước có cơ hội hợp tác lớn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, hải sản, cơ sở hạ tầng, công nghệ sạch, ICT,..

Tiến sỹ Nguyễn Đài Trang, Giám đốc Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam chia sẻ: trong năm vừa qua, Hội đồng thương mại Canada-Việt Nam đã có nhiều hoạt động, trong đó bao gồm tổ chức hai sự kiện “Đầu tư Đà Nẵng” và “Phụ nữ trong doanh nghiệp.”

Từ khi Việt Nam phê chuẩn CPTPP vào tháng 11 vừa qua, các doanh nghiệp Canada ngày càng quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc giới thiệu thị trường Việt Nam đến các doanh nghiệp Canada thông qua việc tổ chức và tham gia sự kiện, hỗ trợ các đoàn tìm hiểu về thị trường Việt Nam,….

Canada hiện là quốc gia duy nhất trong Nhóm bảy nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có thỏa thuận thương mại với toàn bộ các thành viên khác của G7. Giới doanh nghiệp Canada đặc biệt quan tâm đến lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam đối với một số sản phẩm nông sản như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thủy sản, hoa quả tươi....

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Canada và Trung Quốc thời gian gần đây đã đi xuống do vụ bắt giữ và dẫn độ Giám đốc Tài chính của tập đoàn Huawei, nhiều doanh nghiệp Canada đang hướng sự quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Ngoài tác động của hiệp định CPTPP, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng khiến một số doanh nghiệp Canada muốn chuyển nhà máy, đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây được giá là cơ hội để Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Canada trong những năm tới./.

Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)

Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng 24,6% tổng số nhà ở xây dựng mới (trong khi tỷ lệ này ở các giai đoạn trước đây chỉ chiếm từ 3-10%).

49

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Tp.HCM, hiện Tp có 1.367 nhà chung cư với 141.062 căn hộ (tăng gấp 2 lần so với năm 2009 và gấp 5,5 lần so với năm 1975), với tổng diện tích sàn xây dựng là 10.645.970 m2, diện tích bình quân căn hộ là 75 m2.

Tỷ lệ căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng 8,4% tổng số nhà ở trên địa bàn thành phố và đang có xu thế tăng mạnh trong quá trình đô thị hóa. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng 24,6% tổng số nhà ở xây dựng mới (trong khi tỷ lệ này ở các giai đoạn trước đây chỉ chiếm từ 3-10%).

Trong đó, có 474 chung cư cũ với 574 lô được xây dựng trước năm 1975. Kết quả kiểm định do Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện đã phân loại, như sau: Chung cư cấp A: không có; chung cư cấp B có 327 chung cư, chiếm 69%; chung cư cấp C có 115 chung cư, chiếm 24,3%; chung cư cấp D có 15 chung cư, chiếm 3,2%. Trong đó, có 5 chung cư thuộc diện nguy hiểm, phải di dời, phá dỡ khẩn cấp.

50

 Đối với các chung cư xây dựng trong giai đoạn 1975-2005: Nhìn chung, các chung cư này thiếu nhiều tiện ích, một số chung cư thiếu cả hệ thống phòng cháy chữa cháy, đã trải qua quá trình sử dụng khoảng 30 năm, không được bảo trì đúng mức, nên đang bị xuống cấp, tình trạng các cấu kiện, liên kết đang trong quá trình lão hóa dẫn đến chất lượng của các chung cư này giảm dần.

Đối với các chung cư xây dựng từ sau khi có Luật Nhà ở 2005 đến nay: Nhìn chung, công tác đầu tư xây dựng nhà chung cư khá tốt, đa số chủ đầu tư có quan tâm đến chất lượng công trình, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, đầu tư nhiều tiện ích, dịch vụ. 

Tất cả các nhà chung cư đã kiểm tra đều đảm bảo an toàn, kết cấu chịu lực đạt chất lượng. Nhiều tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư đã được hình thành trong công tác chỉnh trang đô thị cũ và nhất là tại các khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh, góp phần nâng cao cảnh quan kiến trúc đô thị khang trang, hiện đại.

                                                                                                                                     Hạ Vy

    Theo Trí thức trẻ                                                                               

 

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

 
 
 
 
 
 
 
 

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
 
 
 
 

Nguồn cung khan hiếm, cộng với mặt bằng giá ở mức cao, thậm chí có khu vực ầm thầm tăng đang là trở ngại lớn cho các nhà đầu tư (NĐT) tìm kiếm được những lô đất có giá tốt tại TP.HCM.

46

Nguồn cung mới khan hiếm tiếp tục là nguyên nhân khiến giá đất nền khu ven Tp.HCM tăng giá sau thời điểm Tết nguyên đán. Theo khảo sát thực tế, cho thấy tại khu Đông Sài Gòn những nền đất diện tích 50,4m2 có giá 2,1-2,2 tỉ đồng/nền trước Tết Nguyên đán, sau Tết đã tăng lên 2,4 tỉ đồng/nền. Những nền đất đã sổ tại khu vực Q.9, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn… ghi nhận mức tăng 10-15% trong vòng 2-3 tháng, tính từ thời điểm trước Tết.   

Giá đất nền thổ cư tại khu vực Q.9, mức tăng thấp nhất 10% so với với thời điểm tháng 1/2019. Trong đó, có một số nền đất mặt tiền, giá từ 15-20% trong vòng 3 tháng. Cụ thể, nền đất có diện tích 50,4m2 tại đường Trường Lưu có giá từ 2,2 tỉ đồng/nền trong đầu tháng 1/2019, hiện đã tăng lên 2,4 tỉ đồng/nền. Đáng nói, dù không có giao dịch phát sinh, giá đất khu vực này vẫn tăng giá.

47

Tại huyện Củ Chi, Hóc Môn giá đất nền có pháp lý hoàn chỉnh cũng ghi nhận mức tăng từ 7-10% so với thời điểm trước Tết. Trong đó, mức tăng giá ghi nhận rõ nét nhất ở các nền diện tích từ 80-100m2. Đây là sản phẩm khan hiếm nguồn cung mới ở giai đoạn này. Nhiều NĐT tìm kiếm sản phẩm để tái đầu tư ở khu vực Củ Chi, Hóc Môn nhưng hiện không có nhiều sự lựa chọn.

Trong khi đó, tại huyện Nhà Bè, Bình Chánh giá đất nền âm thầm tăng giá ở ngưỡng trung bình từ 5-10% (tùy vị trí) sau Tết nguyên đán. Đặc biệt, tại huyện Nhà Bè, các nền đất dự án, giá thứ cấp đã tăng từ 10-15% so với thời điểm cách đó 4 tháng.

Những nền đất diện tích 80m2 chào giá 1.9 tỉ đồng/nền, sau Tết cùng diện tích giá đã tăng 2.1-2.3 tỉ đồng/nền. Mặc dù đây không phải là khu vực nóng của phân khúc đất nền Tp.HCM thời gian qua nhưng theo ghi nhận, nhu cầu mua thực tăng cao khiến đất nền nơi đây vẫn âm thầm tăng giá.

Hoạt động đầu tư đất nền ở khu vực ven Tp.HCM đã giảm nhiệt so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, vẫn có những NĐT có kinh nghiệm tìm kiếm các nền đất đã có sổ chuyển nhượng lại cho người mua thực trong khoảng thời gian ngắn. Mặc dù mức chênh lệch không nhiều như thời điểm trước đây, nhưng theo các NĐT, sự xê dịch mức chênh so với dòng vốn bỏ ra trung bình cũng đạt được từ 10% trong vòng 6- 9 tháng.

Ông Nguyễn Trí, một NĐT lâu năm sống tại Q.Thủ Đức cho biết, nếu giai đoạn trước NĐT có nhiều lựa chọn sản phẩm để đầu tư thì tình hình hiện nay đa số NĐT phải bỏ công sức nhiều hơn để tìm nền giá tốt. Mức giá lên cao là rào cản cho việc chốt chênh của các NĐT hiện nay. “Nếu NĐT nào không dày vốn và tìm kiếm sự an toàn ở loại hình đất nền thì vùng ven Tp.HCM hiện tại không phải là khu vực lựa chọn của số đông NĐT”, ông Trí khẳng định.

Tuy vậy, một thực tế là giá đất nền vẫn có xu hướng đi lên chứ không đi ngang hoặc xuống giá. Theo các NĐT, lý do cơ bản là nhu cầu ở loại hình này vẫn còn khá lớn, trong khi người mua không có nhiều lựa chọn. Do đó, cùng một nền đất thứ cấp chủ đất chào bán thì có rất nhiều môi giới dẫn khách đến xem nền đó, cho thấy, tình trạng cạn nguồn cung đất nền tại khu ven Tp.HCM là thực tế đang diễn ra.

Theo dự báo của các chuyên gia, giá đất nền trong năm 2019 có thể tăng trung bình từ 15-20%/năm, còn mức tăng đạt cao dao động từ khoảng 30-35%/năm. Mặc dù dự báo giá loại hình này không tăng đột biến như giai đoạn nóng sốt nhưng theo các chuyên gia, sẽ vẫn có những khu vực nóng cục bộ khi mà nguồn cung mới tiếp tục cạn kiệt. Sức nóng trong năm 2019 có thể sẽ tập trung về các khu vực như khu Nam, khu Tây Bắc Tp.HCM - nơi mà giá đất hiện tại được xem là chưa tăng ở mức đỉnh điểm như các quận của khu Đông hay khu Tây.

                                                                                                                                                                                                               Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Đối tác chiến lược