Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT Công văn giải trình BCTC 2017 đã được kiểm toán

Theo tiết lộ từ báo cáo của Ủy Ban Truyền Thông Mỹ (FCC) thì Facebook cũng đang nghiên cứu dự án Internet vệ tinh băng thông rộng để cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk.

Cả thế giới từng choáng ngợp trước thông tin SpaceX của Elon Musk phát triển hệ thống Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu với tốc độ cao và dự án này đã được Ủy Ban Truyền Thông Mỹ (FCC) bật đèn xanh cấp phép triển khai. Mới đây, theo một báo cáo của FCC công bố thì có vẻ như Mark Zuckerberg cũng tham gia cuộc chiến này.

Báo cáo của FCC cho biết rằng Facebook đang lên kế hoạch thử nghiệm phóng vệ tinh trị giá hàng tỷ USD với tên gọi Athena. Nếu được FCC thông qua, dự án hệ thống vệ tinh Athena sẽ cung cấp được kết nối internet tốc độ cao cho cả các vùng hẻo lánh trên Trái Đất và tương lai còn có thể phủ sóng cho những vùng xa xôi khác trong... vũ trụ.

Facebook cũng làm vệ tinh phát Internet băng thông lớn cạnh tranh với Elon Musk, viễn cảnh Internet tốc độ cao phủ sóng toàn cầu không còn xa - Ảnh 1.
 

 Thông tin về dự án vệ tinh internet mang tên Athena được trình lên bởi công ty PointView, được cho là một công ty con của Facebook dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo các vệ tinh có khả năng phát sóng với bước sóng vài mm, nhằm cung cấp đường truyền tốc độ cao cho toàn thế giới.

Trong bản báo cáo của mình, PointView cũng đã đề cập tới 3 trạm thông tin được xây dựng dưới mặt đất để thu và phát dữ liệu từ các vệ tinh trong dự án Athena.

Trạm thu phát thông tin đầu tiên sẽ đặt tại Northridge, vùng ven Los Angeles nơi Facebook đặt trụ sở cơ quan nghiên cứu vũ trụ của mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia dự đoán rằng PointView chính là một công ty con thuộc sở hữu của Facebook.

Facebook cũng làm vệ tinh phát Internet băng thông lớn cạnh tranh với Elon Musk, viễn cảnh Internet tốc độ cao phủ sóng toàn cầu không còn xa - Ảnh 2.
 

 Theo lịch trình được đưa lên FCC thì PointView dự kiến sẽ phóng chính thức vệ tinh Athena vào năm 2019 sau quá trình thử nghiệm kéo dài 2 năm của mình. Dự án này sẽ cung cấp đường truyền internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu giống như tham vọng của Elon Musk đặt ra cho SpaceX trước đây.

Được biết, vệ tinh Athena sẽ sử dụng sóng có tần số cao, có thể cung cấp tốc độ đường truyền nhanh cho mạng 5G. Nếu được FCC phê duyệt và triển khai thì Athena có thể sẽ trở thành một đối trọng của hệ thống vệ tinh Starlink mà SpaceX cùng Elon Musk đang triển khai. Và như vậy thì có thể thấy rằng viễn cảnh Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu đang dần trở thành hiện thực, ngày chúng ta được sử dụng các gói internet vệ tinh tốc độ cao sẽ không còn xa nữa.

Thế Anh

Theo Trí Thức Trẻ/Theo DailyMail

Android Things 1.0 là nền tảng hoạt động trên các thiết bị IoT như loa thông minh, camera an ninh có kết nối Internet...

Google khẳng định, mọi sản phẩm chạy trên Android Things 1.0 sẽ nhận được các bản cập nhật trực tiếp và miễn phí từ Google trong vòng ba năm cùng chính sách hỗ trợ mở rộng sau đó.

Cam kết trên khác với nền tảng Android dành cho thiết bị di động. Android đang là hệ điều hành mobile phổ biến nhất thế giới, hiện diện trên hàng trăm triệu điện thoại toàn cầu. Tuy nhiên, một vấn đề chưa thể khắc phục ở nền tảng này là tình trạng phân mảnh do hệ sinh thái thiết bị quá phong phú. Mỗi khi có một bản cập nhật mới, Google sẽ chia sẻ mã tới đối tác OEM để các OEM sẽ bổ sung một lớp tùy biến của riêng họ trước khi triển khai bản cập nhật cho các thiết bị. Quá trình này thường kéo dài rất lâu. Vì thế, bản Android mới nhất chỉ hiện diện trên rất ít thiết bị đang hoạt động trong khi Android 6.0 Marshmallow, ra đời từ 2015, vẫn đang phổ biến trên 30% số thiết bị Android.Ảnh: Wareable

Ảnh: Wareable

Android Things đã được Google nhắc đến từ cách đây hai năm và bản thử nghiệm dành cho các nhà phát triển đạt hơn 100.000 lượt tải. Ngày 7/5, công ty công nghệ Mỹ chính thức tung ra Android Things 1.0, ngay trước thềm hội thảo I/O - sự kiện lớn nhất của Google hàng năm dành cho các nhà phát triển.

Hãng này cho biết hơn 10.000 lập trình viên trên toàn cầu đã gửi các phản hồi để họ có thể nhanh chóng bổ sung và điều chỉnh hệ điều hành cho phù hợp nhu cầu sử dụng. Android Things 1.0 hỗ trợ hệ thống SoM (System-on-Module) mới, dựa trên các nền tảng phần cứng NXP i.MX8M, Qualcomm SDA212, Qualcomm SDA624 và MediaTek MT8516.

Hệ điều hành dành cho sản phẩm IoT thể hiện tham vọng của Google trong việc mang đến một nền tảng mạnh mẽ để kết nối các thiết bị Internet, trở thành trung tâm trong xu hướng điện toán bao phủ.

Theo Châu An (Vnexpress)

Với công nghệ học máy và hình thức sử dụng đơn giản, OrCam giúp người khiếm thị điều khiển thế giới thông qua thiết bị nhỏ gắn vào mắt kính.

Stephen Hamilton là cựu binh không quân Mỹ, đã trải qua 7 ca ghép giác mạc và 18 cuộc phẫu thuật không thành công trước khi chấp nhận là mình đang dần mất đi khả năng nhìn thấy mọi vật. Khi bị mù, ông buộc phải từ bỏ công việc của một kỹ sư mạng và kiến trúc sư.

Nhưng hy vọng chưa hoàn toàn dập tắt với Hamilton. Ông đã tham gia một chương trình tập huấn kéo dài vài tháng được tạo ra để giúp những người mắt kém hoặc không nhìn thấy có thể điều khiển thế giới thông qua một thiết bị nhỏ được gắn trên kính có tên OrCam MyEye. Khi dùng ngón tay chạm vào một đoạn trang sách, tờ báo hoặc thực đơn trong nhà hàng, công nghệ sẽ giúp thiết bị phân tích ngôn ngữ và đọc to cho ông biết thông qua một chiếc loa nhỏ.

Mặc dù Hamilton gần như đã bị mù, ông muốn sử dụng MyEye vốn được thiết kế cho người có thị lực kém. Lần đầu tiên trở về phòng mình từ trung tâm thử nghiệm, cựu binh dừng trước cửa và chỉ vào tấm bảng, lập tức thiết bị nói với ông là “Stephen Hamilton”. “Tôi bắt đầu khóc vì nhận ra mình có thể độc lập trong một số tình huống của cuộc sống”. Trước đó, Hamilton về được căn phòng của mình dựa vào sự tính toán thời gian di chuyển.

Giờ thiết bị đã trở thành vật bất ly thân với người đàn ông này. Tháng 11 năm ngoái, khi công ty từ Israel ra mắt phiên bản không dây mới gọi là MyEye 2.0, Hamilton là một trong những người nâng cấp ngay tháng đầu tiên.

Người dùng chỉ cần chỉ tay thì thiết bị sẽ đọc thông tin trước mắt cho họ. Ảnh: OrCam.

Người dùng chỉ cần chỉ tay thì thiết bị sẽ đọc thông tin trước mắt cho họ. Ảnh: OrCa

Sử dụng hình thức chỉ tay làm nền, MyEye có thể đọc chữ trong mọi tình huống, cho người dùng biết khi trang giấy bị cầm ngược hoặc chưa đủ ánh sáng để nhận diện chữ. Ngoài ra thiết bị này còn có thể ghi nhớ và nhận dạng 100 gương mặt, nhận ra hàng triệu sản phẩm, lưu trữ 150 thông tin khác như thẻ tín dụng hay đồ tạp hóa. Việc nhận diện màu sắc cũng được đánh giá cao khi có thể giúp người dùng chọn quần áo vào buổi sáng.

MyEye xác định những gì cần đọc ra dựa vào chỉ tay của người dùng. Tuy nhiên điều này lại rất khó cho những người hoàn toàn mất khả năng nhìn, dù Hamilton nói ông có thể sử dụng nó sau vài tuần làm quen. Thiết bị cũng có chế độ tự động nhận diện khuôn mặt và thông báo cho người dùng nếu có ai đó đang ở trước mặt họ và chỉ cần bỏ tay ra khi muốn thiết bị ngừng đọc.

“Tôi tưởng tượng bị mù giống với khuyết tật nhưng giờ thì không còn như vậy nữa. Tôi cảm thấy tự do, điều chưa từng nghĩ sẽ có thể xảy đến với mình”, Hamilton nói.

OrCam mất 5 năm để phát triển và ra mắt MyEye vào 2015. Aviram cho biết trong quá trình triển khai, anh và đội ngũ của mình đã nói chuyện với hàng trăm người dùng tiềm năng, trong đó 90% nói rằng họ muốn có khả năng đọc. Điều này khiến Aviram bất ngờ và để hiểu về nhu cầu ấy, CEO đã thử ngăn mình không đọc trong một ngày. “Sau một giờ tôi nhận ra tầm quan trọng của nó. Chỉ cần năm phút là bạn có thể biết thế giới này có bao nhiêu là thứ được hình thứ từ ngôn ngữ viết”, anh chia sẻ.

Một số tính năng khác cũng đến từ việc nghiên cứu người dùng, trong đó có nhận diện màu sắc. Một người nói rằng anh ấy không thể nhìn thấy vợ mình trong khoảng cách một mét, thế là Aviram thêm vào tính năng nhận diện khuôn mặt. Các tính năng sẵn có trong các sản phẩm khác nhưng chúng có xu hướng chỉ có một chức năng. Hamilton liệt kê một số thiết bị khác mà ông từng được thử là đọc văn bản, đọc mã vạch và nhận diện khuôn mặt, nhưng cũng thừa nhận không phải cái nào cũng cho kết quả tốt nhất, đặc biệt trong đọc mã vạch.

Toàn bộ MyEye 2.0 có kích thước bằng một ngón tay và chỉ nặng hơn 200 gram. Thiết bị sử dụng thuật toán học sâu dựa vào quá trình trải nghiệm với hàng triệu bức ảnh của các câu chữ và sản phẩm. Aviram cho biết điều này tương tự quá trình của một đứa trẻ khi học một thứ gì mới mẻ.

“Thông qua tiếp xúc với một lượng lớn dữ liệu và thuật toán phức tạp, bạn có thể dạy thiết bị nhận diện những sản phẩm, gương mặt và ngôn ngữ khác nhau. Tất cả quá trình được thực hiện trong thời gian thực và không cần qua online, một phần quan trọng trong bảo vệ quyền riêng tư của người dùng”.

Thiết bị được gắn vào mắt kính của người dùng. Ảnh: OrCam.

Thiết bị được gắn vào mắt kính của người dùng. Ảnh: OrCam

Theo công ty này, thiết bị đã trao cho Hamilton và hàng chục nghìn người khác một hình thức độc lập mới trong cuộc sống. “Đến nhà sách, ngồi xuống và thưởng thức tác phẩm là một thú vui. Không ai biết tôi bị mù ngoại trừ chiếc gậy phải mang theo bên mình. Khi nhận ra thì họ sẽ sốc bởi tôi đang đọc sách hay xem thực đơn nhà hàng như bao người bình thường khác”, Hamilton hào hứng nói.

Khách hàng tiềm năng của OrCam không chỉ là những người có vấn đề về mắt mà còn có thể là những đối tượng mắc chứng khó đọc hoặc những người bình thường lười đọc nhanh. Đại diện công ty cho biết đến nay họ đã bán hàng chục nghìn thiết bị tới 23 quốc gia với 18 ngôn ngữ.

MyEye cần vài giờ để quen dần với người dùng và mất vài tuần để có thể sử dụng được, đặc biệt là định hướng đầu để thiết bị có thể dễ dàng đọc cho người dùng. Lời phàn nàn lớn nhất của Hamilton là thiết bị chỉ giữ nguồn khoảng nhiều nhất là hai tiếng và cần 40 phút để sạc. Vì thế mà ông phải luôn mang cục sạc bên mình, mọi lúc mọi nơi.

Hamilton hy vọng một ngày không xa sẽ không cần phải đeo kính và bằng cách nào đó mà MyEye có thể gắn phía sau tai giúp ông thuận tiện hơn khi sử dụng.

Trương Sanh (theo Fast CoDesign)

SAIGONTEL CBTT báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý 1/2018 của SGT

Việt Nam được coi là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của châu Á nói chung và Singapore nói riêng.

Theo đó, dòng vốn đầu tư của Singapore sẽ hướng vào các lĩnh vực như điện tử dân dụng, may mặc, sản xuất, lương thực và đặc biệt là cung ứng các dịch vụ phụ trợ như tự động hóa sectors và logistics. Đây là những thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore được tổ chức mới đây, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore.

Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư Singapore đến Việt Nam kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới.

Trái ngọt từ đầu tư cơ sở hạ tầng

Xu hướng đầu tư mới từ Singapore vào Việt Nam - Ảnh 1.

Dự án VSIP tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng - một trong chuỗi dự án minh chứng cho thành công của dòng vốn FDI Singapore vào Việt Nam.

Hiện nay, Singapore đang là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, với 2015 dự án trị giá khoảng hơn 43 tỷ USD. Quy mô đầu tư trung bình của nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam khoảng 23,6 triệu USD/dự án, lớn hơn nhiều so với mức trung bình của các dự án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay khoảng 14 triệu USD/dự án. Theo đó, những lĩnh vực mà nhà đầu tư Singapore chủ yếu tập trung vào đó là các lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, bất động sản, giáo dục, giải trí...

Nhận định về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, ông Douglas Foo, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Singapore cho biết: “Việt Nam hiện đang dần trở thành điểm đến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại châu Á. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Singapore, nhất là đối với các ngành như điện tử dân dụng, may mặc, sản xuất lương thực, cung ứng các dịch vụ phụ trợ như tự động hóa sectors và logistics”.

Hiện nay, có nhiều công ty Singapore đã đầu tư vào các lĩnh vực như cảng biển, và logistics, các dự án nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp tại Việt Nam. Nhắc đến dòng vốn FDI từ Singapore trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là khu công nghiệp phải kể đến các khu công nghiệp như khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP).

Được biết, hiện nay đã có 8 dự án VSIP được đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trị giá khoảng 10 tỷ USD với 800 nhà đầu tư đến từ 30 nền kinh tế trên thế giới chỉ trong khoảng thời gian 20 năm. Điều này đã phần nào cho thấy thành công của các dự án VSIP nói riêng và của dòng vốn FDI Singapore đổ vào đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam nói chung.

Triển vọng dựa trên thế mạnh đầu tư

Lý giải một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công này, theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Tào Thị Thanh Hương: "Lợi thế tiềm năng của Singapore tập trung vào 3 yếu tố đó là nguồn vốn dồi dào, phát triển công nghệ cao và hệ thống logistics".

Chính vì vậy, trong hoạt động thu hút FDI từ Singapore trong thời gian tới, Việt Nam khuyến khích Singapore tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực như: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các lĩnh vực khác như năng lượng, bao gồm khí hóa lỏng và năng lượng tái tạo, du lịch (bao gồm phát triển du lịch tàu biển, quản lý và quảng bá sản phẩm), cơ sở hạ tầng (bao gồm đường cao tốc và cảng biển), giải pháp đô thị, khoa học công nghệ, khu công nghệ cao, thành phố thông minh (trong các lĩnh vực về an ninh, an toàn công cộng, giao thông thông minh và cơ sở hạ tầng số) và nền kinh tế số (bao gồm liên kết giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp Singapore và Việt Nam).

Kỳ vọng về việc tăng cường vào những lĩnh vực đầu tư cụ thể trong thời gian tới, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia và Tài chính Lawrence Wong cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam – Singapore có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, dầu khí, xây dựng thành phố thông minh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Singapore cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế số, nhất là khi Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với dân số đông, người tiêu dùng trẻ và giỏi công nghệ. Môi trường như vậy sẽ thu hút được nhiều quỹ đầu tư vào các startup, trong đó có các nhà đầu tư của Singapore.

Được biết, đã có 16 thoả thuận hợp tác được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore. Theo đó, những thoả thuận hợp tác này sẽ góp phần giúp Singgapore giữ vững vị thế là nhà đầu tư lớn số 3 trên tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam bằng hàng hoạt các dự án đầu tư mới hoặc thoả thuận hợp tác, đầu tư. Trong đó phải kể đến biên bản ghi nhớ triển khai các nội dung hợp tác giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng với Liên đoàn sản xuất Singapore và Bản ghi nhớ đồng ý về mặt nguyên tắc cho nhóm các nhà đầu tư của Singapore do Công ty Sakae Corporate Advisory chủ trì hỗ trợ thành phố nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch khu vực Vịnh Đà Nẵng, nghiên cứu triển khai một số dự án đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn tại Đà Nẵng.

Liên quan đến lĩnh vực hàng không, được biết Singapore cam kết đào tạo nhân viên hàng không dân dụng và hàng hải Việt Nam. Ngoài ra, dự kiến hai bên sẽ có đường bay thẳng từ Nha Trang tới Singapore trong thời gian tới.

Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Singapore tăng cường cơ hội hợp tác và đầu tư lẫn nhau trong thời gian tới.

Theo Ngọc Hà

Diễn đàn doanh nghiệp

"Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018-2020, ở mức 6,85%". Thông tin được TS. Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Tổ tư vấn, chiều 20/4.

 

Chưa tăng thuế doanh nghiệp năm tới

Tại buổi làm việc, TS. Vũ Viết Ngoạn cho rằng nhân tố tạo động lực tăng trưởng thời gian qua là do công cuộc cải cách được tiến hành đồng bộ với những biện pháp quyết liệt, cụ thể, chỉ đạo đi liền với giám sát chặt chẽ đã cải thiện tích cực môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhiều chính sách cụ thể, thực chất coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, bước đầu đạt kết quả.

Chính sách kinh tế vĩ mô được điều hành linh hoạt và được phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những năm tới, động lực tăng trưởng hiện nay khó duy trì tính bền vững.

"Tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy tăng năng suất lao động nội ngành cần được coi là mệnh lệnh chính trị đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và tính bền vững của nền kinh tế, đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo", báo cáo của Tổ tư vấn nêu rõ.

Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có, Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2020 trên 3 kịch bản chính.

Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm; kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.

Cho rằng chủ nghĩa bảo hộ cùng xu hướng phản đối thương mại tự do đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây mà tiêu điểm là nguy cơ chiến tranh thương mại và tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Tổ tư vấn kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng kịch bản ứng phó các nguy cơ trên.

Tổ tư vấn cho rằng chính sách kinh tế năm 2018 và các năm tiếp theo cần tiếp tục ưu tiên mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đồng thời kiến nghị chưa tăng thuế đối với doanh nghiệp.

"Chủ quan thì dễ vấp ngã"

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có nhiều ý kiến quan trọng đối với việc định hình một số khung chính sách mà Chính phủ sẽ xử lý thời gian tới. Trong đó, nhiều ý kiến đã báo động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những nguy cơ của nền kinh tế cũng như nêu ra nhiều vấn đề như bộ máy hành chính "trên nóng dưới lạnh", không đồng bộ, vấn đề nguồn nhân lực, năng suất lao động, kết hợp giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước…

"Thủ tướng lắng nghe tất cả ý kiến này và tiếp thu xác đáng các vấn đề đồng chí đặt ra, sẽ nghiên cứu để chỉ đạo cụ thể, kể cả trước mắt và lâu dài", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Nhấn mạnh sự lạc quan và khát vọng về sự phát triển, Thủ tướng cho rằng, chưa thể thỏa mãn trước kết quả bước đầu vừa qua trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động và tồn tại không ít bất cập của nền kinh tế trong nước. Theo Thủ tướng, đây là điều gây nhiều lo lắng, phải có biện pháp ứng phó, "chứ chỉ có khát vọng thì chưa đủ mà nếu chủ quan thì dễ vấp ngã".

Nhất trí với các ý kiến cho rằng phải phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng lưu ý, cần tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Năng lực sản xuất trong nước đã gia tăng, vấn đề đặt ra là cần tìm thị trường mới, tổ chức sản xuất trong nước. Phải chuyển hướng tăng trưởng theo hướng xanh, chất lượng.

Thủ tướng nhìn nhận, chính sách kích cung vẫn được đặt ra trong bối cảnh hiện nay, đồng thời với đó là đẩy mạnh giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.

Đặt vấn đề tìm động lực mới cho tăng trưởng, Thủ tướng nhất trí cho rằng động lực là tiếp tục đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, nâng đỡ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.

"Chúng ta cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng mà chúng ta đã nói trong báo cáo và các ý kiến phát biểu như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp xuất khẩu", Thủ tướng nói.

Theo Bảo Quyên

Vneconomy

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 5,1 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4 ước tính đạt 21.625 tỉ đồng. Trong đó, vốn Trung ương 3.838 tỉ đồng, vốn địa phương 17.787 tỉ đồng.

Tính chung 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 70.900 tỉ đồng, bằng 21% kế hoạch năm và tăng 9,3% so với cùng kỳ 2017.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 5,1 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bất động sản xếp vị trí thứ 2 trong các danh sách các ngành nghề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 4 tháng đầu năm, với trên 455 triệu USD (khoảng 10.300 tỉ đồng) đổ vào thông qua hình thức đăng ký mới và bổ sung vốn.

Trong 4 tháng đầu năm, số lượng nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp cũng đạt 1,56 tỉ USD và lượng nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ trị giá 703 triệu USD. Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường có lượng vốn ngoại rót nhiều nhất vào Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Đáng lưu ý, hoạt động kinh doanh bất động sản là ngành đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn FDI, sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Số vốn đăng ký của các dự án mới được cấp phép là 455 triệu USD (tương đương 10.300 tỉ đồng), chiếm 12,8% tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước, tổng lượng vốn ngoại rót vào kênh bất động sản đạt 564 triệu USD.

Theo An Bình

Chinhphu.vn

Tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng năm 2018 là 1.161 nghìn tỷ đồng....

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng 3/2018. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%.

Bên cạnh đó, trong tháng, cả nước có 3.281 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 82,2% so với tháng trước; 6.138 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 71,3%; 1.378 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 74%.

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, cả nước có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 412 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 6,8%.

Nếu tính cả 749 nghìn tỷ đồng của gần 12,2 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng năm 2018 là 1.161 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có 11.442 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm nay lên hơn 52,7 nghìn doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực hoạt động, bán buôn bán lẻ là lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp thành lập mới nhất với tổng số 14,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 34,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới; ngành xây dựng đứng thứ hai với 5,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 13,7%; công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ ba với 5,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 12,3%.

Còn lại là 3,2 nghìn doanh nghiệp khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo; 2,4 nghìn doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng; 2,1 nghìn doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống; 2 nghìn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản...

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2018 là 26.277 doanh nghiệp, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 14.187 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 12.090 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể.

 

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm 2018 là 4.699 doanh nghiệp, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày có 250 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động.

Theo Kiều Linh

Vneconomy

Triển vọng kinh tế vĩ mô tốt, kết quả kinh doanh quý 1 của hầu hết doanh nghiệp lớn đều tăng trưởng cao, đại hội cổ đông vẫn nhiều kế hoạch kinh doanh táo bạo...Lý do gì để nhà đầu tư bán tháo?.

Sau kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày, thị trường chứng khoán sáng nay sẽ khởi động trở lại. Cuối tuần trước, dù đứng trước kỳ nghỉ lễ dài nhưng VnIndex và HNX-Index đều tăng điểm nhẹ sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm sâu.

Thị trường chứng khoán hôm nay sẽ thế nào? Đó là câu hỏi không ít người đang chờ đợi tìm câu trả lời. Nhiều công ty chứng khoán, chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ sau kỳ nghỉ lễ dài ngày. Nguyên do họ đưa ra như sau:

Thứ nhất, thống kê giao dịch phiên trước nghỉ lễ cho thấy, số lệnh mua đã áp đảo số lệnh bán. Tổng lệnh mua đạt hơn 92.700 lệnh trong khi số lệnh bán đạt chưa đầy 75 nghìn lệnh. Khối lượng đặt mua cũng áp đảo khối lượng đặt bán.

Thị trường sẽ bùng nổ sau kỳ nghỉ lễ dài? - Ảnh 1.

Tất nhiên, hiện tượng mua nhiều hơn bán này không chỉ mới xảy ra. Những phiên VnIndex giảm sâu suốt hơn 1 tuần trước kỳ nghỉ lễ đều xuất hiện lực cầu thăm dò đáy tạo nên số lệnh mua áp đảo lệnh bán. Hiện tượng chênh lệch cung-cầu này cho thấy thêm một điểm nữa đó là phần đông nhà đầu tư vẫn kỳ vọng lớn vào thị trường chứng khoán và đang tích cực mua vào.

Thứ hai, sự hoảng loạn đã không còn. Đây là một điều rất quan trọng trên thị trường chứng khoán. Tuần trước, VnIndex giảm sâu đã khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, không biết liệu còn giảm sâu hơn nữa không và vội vã hành động. Sau khi nhận thấy yếu tố lực cầu tốt, họ đã giảm bán và cũng đã cơ cấu lại tài khoản ở mức khá an toàn (nếu là nhà đầu tư có sử dụng margin thì áp lực margin đã được rũ bỏ).

Thứ ba, nhà đầu tư đã quên "sell in May" và hành động hoàn toàn ngược lại. Thống kê cho thấy, 4/5 mùa tháng 5 gần nhất, thị trường chứng khoán tăng điểm.

Thứ tư, nhà tạo lập có thể tạo lập được giá (kéo lên để phân phối hay đạp xuống để gom hàng), nhưng chỉ báo thì họ không thể. Nhiều nhà đầu tư đã hiểu rằng, việc hoảng loạn, bán ra, mua vào loạn xạ những lúc thị trường biến động thất thường chỉ là cơ hội cho "cá mập" gom hàng thì họ sẽ không còn hành động sai lầm nữa. Họ biết nhìn vào những chỉ báo tương lai và phân tích tình hình kinh tế để hành động riêng cho mình.

 

Thứ năm, Thông tin về KQKD quý I và triển vọng kinh doanh tại ĐHCĐ cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp vẫn tự tin rằng năm 2018 là năm tốt cho kinh doanh. Thậm chí, không ít doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư phát triển thêm dài hạn trong tương lai vì tin rằng, chính sách vĩ mô vẫn đang tạo đà cho doanh nghiệp phát triển tốt.

Phương Chi (Theo Trí thức trẻ)

Đối tác chiến lược