TIN TỨC

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử đang là điểm sáng của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với tốc độ phát triển cao từ 20-30% mỗi năm và dự kiến đạt mức 33 tỷ USD vào năm 2025.

Tại Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam", ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử đang là điểm sáng của cuộc CMCN 4.0 với tốc độ phát triển cao từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2018, giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng hơn 30% so với năm 2017 và sẽ tăng lên 33 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến cũng có sự tăng trưởng hàng năm, năm 2018 đạt mức gần 40 triệu người dân, trung bình hơn 2 người dân thì có 1 người mua hàng online.

"Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định như tỷ trọng B2C (Business to customer - hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng- PV) còn thấp, chỉ khoảng 4 - 5% và đây là thách thức mà chúng ta phải vượt qua", ông Hải cho biết thêm.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Hải, mặc dù thương mại điện tử đang rất phát triển nhưng chỉ có 61% đơn vị có ứng dụng trên di động, đây là điều đáng tiếc khi việc mua bán qua ứng dụng ngày càng nhiều, nhất là khi có tới 72% dân số Việt Nam dùng smartphone. 

Ngoài ra, ông Hải cho rằng, thách thức lớn nhất của thương mại điện tử ở Việt Nam là giao dịch tiền mặt nhận hàng (COD) chiếm 88% tổng số giao dịch năm 2018, tăng 2% so với năm 2017. Điều này làm xói mòn lòng tin giữa người mua và người bán, người mua không tin tưởng chất lượng hàng hoá của người bán, đối với người bán hàng khi giao dịch COD thì khả năng từ chối nhận hàng cao. "Về lâu dài chúng ta phải giải quyết được bài toán này để tạo sức bật cho thương mại điện tử ở Việt Nam", ông Hải khẳng định. 

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, 

thách thức lớn nhất của thương mại điện tử ở Việt Nam là giao dịch tiền mặt nhận hàng (COD) chiếm 88% tổng số giao dịch năm 2018.

Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy những trở ngại cho thương mại điện tử ở Việt Nam bao gồm sản phẩm kém chất lượng hơn so với quảng cáo (83%), chăm sóc khách hàng kém (47%), lo ngại thông tin bị tiết lộ (43%)... "Đây là những trở ngại mà các trang thương mại điện tử ở Việt Nam cần khắc phục, như nâng cao chất lượng hàng hoá hay hoàn thiện cơ sở pháp lý để người dân tin tưởng", ông Hải nói.

Về kế hoạch xây dựng chương trình tổng thể thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2021-2025, ông Hải khẳng định tập trung chính vào 3 nội dung bao gồm: thương mại điện tử mới tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM, phát triển độ phủ thương mại điện tử cần chú ý đến vùng sâu vùng xa, nhất là khi coi nó là yếu tố để xoá đói giảm nghèo cho người dân; cần cải thiện chất lượng thương mại điện tử từ hàng hoá, dịch vụ cho đến công nghệ để tạo lòng tin cho người dùng; phát triển hàng Việt chất lượng cao.

Cũng tại sự kiện, ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, sự bùng nổ của các công nghệ số, kết nối toàn cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành một phương thức giao dịch quen thuộc và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tăng khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí tiếp thị, bán hàng và cung ứng, tăng cường mối liên hệ với khách hàng thông qua mạng Internet.

Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, giảm thiểu thời gian mua hàng và chi phí đi lại, tạo cơ hội mua được sản phẩm với giá bán thấp hơn, tiếp cận được nhiều thông tin hơn. 

Cuối cùng, với xã hội, thương mại điện tử kích thích phát triển công nghệ thông tin góp phần vào sự chuyển dịch, hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Trên cơ sở đó, có 4 xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam được dự đoán tiếp tục tăng trưởng và phát triển bao gồm số lượng người dùng ứng dụng di động gia tăng, cuộc cạnh tranh về giá, sự bùng nổ của thương mại qua mạng xã hội và thanh toán khi giao hàng vẫn là phương thức thanh toán phổ biến.

Ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để phát huy  tiềm năng của thương mại điện tử cần có hệ thống chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện.

"Tuy tiềm năng là rất lớn nhưng để phát huy cần có hệ thống chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là ứng dụng được những thành tựu của cuộc CMCN 4.0", ông Thành kết luận. 

Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam" là chuyên đề của

"Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019"  tổ chức ngày 2/10/2019.

Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam" là chuyên đề của "Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019" diễn ra vào ngày 2 - 3/10/2019 tại Hà Nội.

Đây là sự kiện quốc tế được tổ chức với các mục đích chủ yếu: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về tham gia cuộc CMCN 4.0; Tạo cơ hội cho trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam; triển lãm, giới thiệu các thành tựu, giải pháp công nghệ của CMCN 4.0 cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam; kết nối kinh doanh và xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực của CMCN 4.0 giữa các nhà đầu tư quốc tế với cộng đồng doanh nghiệp và đại diện của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Sự kiện bao gồm những hoạt động: Phiên diễn đàn cấp cao do lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đồng chủ trì với quy mô khoảng 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế; 5 hội thảo chuyên đề; 1 triển lãm công nghệ hiện đại với sự tham gia khoảng 100 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế; phiên kết nối đầu tư kinh doanh. Dự kiến, sẽ có trên 4.000 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các đại sứ quán, các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự những sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn. 

Theo ICT News

Nhấn mạnh việc phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, cần coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh.

Bộ TT&TT: Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lúng túng | Bộ TT&TT: Xây dựng đô thị thông minh phải gắn kết, không tách rời với phát triển Chính phủ điện tử

Hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” chiều ngày 2/10 được đồng chủ trì bởi

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng.

Tăng trưởng kinh tế ở đô thị gấp từ 1,5 - 2 lần mặt bằng chung cả nước

Quan điểm nêu trên của Bộ TT&TT đối với vấn đề xây dựng đô thị thông minh vừa được Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chia sẻ với các diễn giả, đại biểu tham dự hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” diễn ra chiều nay, ngày 2/10 tại Hà Nội.

Là 1 trong 5 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0  -Industry 4.0 Summit 2019 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức tổ chức trong hai ngày 2 – 3/10, hội thảo chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” có sự tham gia đông đảo của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, học giả, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đây là một cơ hội tốt để đại diện các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, các bài học thành công và chưa thành công để đề ra được các giải pháp phát triển đô thị thông minh hiệu quả và tối ưu cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh những nguồn lực của chúng ta còn rất hạn chế.

Trong phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, phát triển đô thị là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các vùng miền trên cả nước. Cả nước đã có trên 830 đô thị và tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38,6%. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 - 15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các trung tâm đô thị đã và đang là những trung tâm của các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời cũng là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất, thương mại và hội nhập quốc tế.

Cho biết những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo khai thác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ phát triển đất nước, ông Sinh thông tin: Bộ Chính trị ngày 27/9 vừa qua đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền tảng kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, với lĩnh vực đô thị, Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị tại 3 vùng kinh tế trọng điểm tại phía Bắc, phía Nam và miền Trung; đến năm 2030 hình thành một chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Cùng với việc nhắc lại 7 quan điểm cụ thể của Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 8/2018, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhận định: “Xây dựng đô thị thông minh là một nhiệm vụ rất mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế đó đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ là tất yếu để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra”.

Bộ TT&TT: Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lúng túng | Bộ TT&TT: Xây dựng đô thị thông minh phải gắn kết, không tách rời với phát triển Chính phủ điện tử

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, theo đánh giá của Bộ TT&TT, việc phát triển đô thị thông minh hiện nay còn nhiều bất cập và lúng túng.

Đồng thuận với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, xây dựng đô thị thông minh là nhu cầu tất yếu hiện nay để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ môi trường sống tiện ích, thân thiện và an toàn của người dân trong bối cảnh bùng nổ của các đô thị.

Thực tế đến nay trên cả nước đã có khoảng 30 địa phương phê duyệt và  triển khai các đề án, dự án về phát triển đô thị thông minh. Nhưng theo đánh giá của Bộ TT&TT, việc phát triển đô thị thông minh còn nhiều bất cập và lúng túng. Các bộ ngành vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính sách về đô thị thông minh và các địa phương cũng mới bước đầu triển khai một số ứng dụng và dịch vụ cơ bản cho đô thị thông minh.

Một đô thị không thể thông minh nếu thiếu lãnh đạo có tầm nhìn

Chia sẻ quan điểm của Bộ TT&TT về vấn đề xây dựng đô thị thông minh, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khuyến nghị, các địa phương cần có nhận thức đúng về đô thị thông minh, các điều kiện cần và đủ để từng bước xây dựng thành công đô thị thông minh tại địa phương, tránh đầu tư dàn trải, làm theo phong trào.

Trong triển khai xây dựng đô thị thông minh, các địa phương phải quán triệt nguyên tắc đầu tư, xây dựng hạ tầng nền tảng dùng chung, dữ liệu được chia sẻ, giám sát điều hành tập trung để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Chẳng hạn như, về đầu tư camera giám sát ai làm, công an hay giao thông… hay tập trung đầu tư bởi Thành phố rồi các ngành dùng chung.

“Cần phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan chính quyền. Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền và mọi ý kiến phản ánh của người ân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.

Bộ TT&TT: Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lúng túng | Bộ TT&TT: Xây dựng đô thị thông minh phải gắn kết, không tách rời với phát triển Chính phủ điện tử

Theo quan điểm của Bộ TT&TT, các địa phương nên lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ có đủ năng lực để tổ chức triển khai xây dựng đô thị thông minh.

Cùng với đó, theo chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, các địa phương căn cứ vào điều kiện và yêu cầu cụ thể của địa phương mình để lựa chọn những lĩnh vực thiết yếu nhất cần ưu tiên triển khai khi xây dựng đô thị thông minh, tránh rập khuôn. Ví dụ như có địa phương thì ứng dụng đô thị thông minh cho văn hóa du lịch, có địa phương thì ứng dụng vào giao thông…

Đồng thời, các địa phương cũng được khuyến nghị cần hết sức quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng ngay từ giai đoạn đầu của việc thiết kế, xây dựng, triển khai đô thị thông minh; cần có công cụ để đo lường, đánh giá được kết quả thực hiện; và nên lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ có đủ năng lực để triển khai.

“Cuối cùng, không thể thiếu là cần quan tâm phát triển nguồn lực phù hợp. Một đô thị thông minh không thể thông minh nếu thiếu người lãnh đạo có tầm nhìn, nếu thiếu nguồn nhân lực có đủ trình độ để hoạch định, xây dựng, quản lý và vận hành đô thị đó”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chỉ rõ.

Theo ICT News

Sự kiện MVNOs Châu Á 2019 vừa diễn ra trong hai ngày 24 và 25/9 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, với sự tham gia của gần 200 đại diện trong ngành viễn thông, công nghệ của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

MVNOs Châu Á - sự kiện chuyên sâu về Nhà mạng ảo (Mobile Virtual Network Operators) quy mô Châu Á Thái Bình Dương năm nay lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Đây là năm thứ 9 sự kiện MVNOs Châu Á được tổ chức. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Enable MVNOs growth through IOT, Blockchain, Fintech & 5G”  (Thúc đẩy sự phát triển của Nhà mạng viễn thông ảo thông qua Internet vạn vật, Blockchain, Fintech và 5G).

Bức tranh của thị trường MVNOs tại các quốc gia đi trước

Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore là 4 quốc gia châu Á có nhiều đại diện tham gia sự kiện nhất. Bên cạnh đó, MVNOs Châu Á 2019 cũng có sự góp mặt của các đại diện từ Anh, Úc, Mỹ, Nga…

Ông Xu Lidong - Giám đốc Sở Nghiên cứu Công nghiệp Viễn thông, Học viện Công nghệ Thông tin & Truyền thông Trung Quốc

và Phó Thư ký Ban Nhà mạng ảo của Hiệp hội Doanh nghiệp Truyền thông Trung Quốc chia sẻ về quá trình phát triển của MVNO tại Trung Quốc.

Với dân số lớn nhất thế giới, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng cho MVNOs. Theo thống kê đến hết năm 2018, tổng số thuê bao di động tại thị trường Trung Quốc là gần 1,6 tỷ thuê bao. MVNO đầu tiên của Trung Quốc ra mắt vào năm 2013. Tới 2019, sau 6 năm, Trung Quốc đã cấp 37 giấy phép chính thức và 5 giấy phép thử nghiệm cho MVNOs. Kết quả của nửa đầu năm 2019 cho thấy, 24 nhà mạng MVNOs đang kinh doanh có lợi nhuận.

Tại thị trường Nhật Bản, thị phần của các nhà mạng MVNOs đã tăng từ trên 2% vào năm 2010 lên gần 11% năm 2018 và vẫn đang có xu hướng đi lên. Cùng với Nhật Bản và Trung Quốc, các đại diện từ Nga, Úc… cũng chia sẻ xu hướng hiện tại là các nhà mạng truyền thống (MNOs) đã chủ động trong việc tìm kiếm và đàm phán với các đối tác MVNOs.

IoT, e-SIM, 5G là 3 từ khoá được nhắc tới nhiều nhất

Một loạt các nội dung về IoT, e-SIM, 5G, mobile money đã được trình bày và thảo luận tại sự kiện: Sự ra mắt của 5G và e-SIM sẽ thay đổi thị trường như thế nào? Các nhà mạng MNOs và MVNOs sẽ cùng nhau phát triển và bắt kịp thị trường IoT ra sao? Các yếu tố nào quyết định sự thành công của MVNOs trong bối cảnh IoT nở rộ?

IoT, e-SIM, 5G là 3 từ khoá được nhắc tới nhiều nhất tại MVNOs Châu Á 2019.

Với sự phát triển của công nghệ và sự bão hoà của thị trường viễn thông truyền thống, phạm vi phát triển dịch vụ của các nhà mạng đã không còn dừng lại ở gói cước và các dịch vụ viễn thông kèm theo. Sân chơi hiện tại đã đặt ra các thách thức cũng như cơ hội mới để cạnh tranh. Để tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đòi hỏi các nhà mạng phải hết sức linh hoạt và có sự đầu tư bài bản ngay từ đầu.

Tuy nhiên tựu chung lại, các đại diện đều chia sẻ quan điểm: Sự phát triển của IoT, e-SIM, soft-SIM… đang mang đến cho các nhà mạng MVNOs nhiều cơ hội hơn để gia nhập thị trường và gia tăng giá trị cho người dùng.

Nhiều đối tác nước ngoài chia sẻ đang quan tâm tới thị trường MVNOs tại Việt Nam

Việt Nam được nhận định là một thị trường tiềm năng cho MVNOs bởi nền kinh tế năng động, dân số trẻ, nhu cầu về chất lượng dịch vụ tăng, xu thể chuyển dịch số mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng viễn thông toàn diện. Tại sự kiện, nhiều đối tác nước ngoài chia sẻ đang quan tâm tới thị trường MVNOs tại Việt Nam, mong muốn tìm kiếm các đối tác để cùng hợp tác phát triển.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Danny Sritharan, một chuyên gia tư vấn về triển khai MVNO với 15 năm kinh nghiệm, cho rằng để có một hợp tác MNO-MVNO thành công, cần có sự chung tay của cả 3 bên: MNO, MVNO và đơn vị điều tiết chính sách. Là một thị trường đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có những bước đi đúng đắn nhất.

Ông Danny Sritharan: Để có một hợp tác MNO-MVNOs thành công, cần có sự chung tay của cả 3 bên: MNOs, MVNOs và đơn vị điều tiết chính sách.

Tại Việt Nam, MVNO vẫn là một mô hình kinh doanh mới, và tính tới nay mới chỉ có 1 nhà mạng MVNO ra mắt thị trường. MVNOs có thể thay đổi thị trường viễn thông Việt Nam được hay không, thay đổi như thế nào, vẫn là câu hỏi quá sớm để trả lời. Tuy nhiên, có thể thấy rõ, nếu chỉ cạnh tranh về giá, các MVNOs sẽ không thể tìm được chỗ đứng trong một thị trường đã bão hoà với rất nhiều tay chơi lớn năng động như Việt Nam. Ngược lại, để cạnh tranh bằng trải nghiệm khách hàng và các dịch vụ gia tăng khác, đòi hỏi các MVNOs cần thực sự thấu hiểu khách hàng và đầu tư nghiêm túc vào công nghệ, cải tiến, liên tục học hỏi từ các thị trường đi trước. Tại thời điểm này, với quan sát từ các quốc gia đã phát triển MVNOs, chúng ta vẫn có thể hy vọng sự gia nhập của nhà mạng kiểu mới MVNOs sẽ mang tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Tại sự kiện MVNOs Châu Á năm nay, một cái tên mới trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam đã tham gia chia sẻ về thị trường viễn thông di động Việt Nam và cơ hội cho MVNOs. Rất có thể, đây sẽ là đơn vị tiếp theo tham gia vào thị trường đang nóng lên này.

Theo ICTNews

Đây chỉ là một trong 5 sáng kiến của Việt Nam nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN số. Không chỉ vậy, Bộ TT&TT sẽ trao học bổng cho sinh viên ASEAN theo học ICT tại Việt Nam.

Tối 26/8, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất với ông Dato Lim Jock Hoi 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT để các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020.

Việt Nam mong muốn roaming một giá cước cho cả khu vực ASEAN

Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN.

Theo đó, Việt Nam đề nghị các nước ASEAN cùng triển khai sáng kiến roaming một giá cước. Hiện đã có 5 trên tổng số 10 quốc gia ASEAN đồng ý về việc thực hiện sáng kiến này. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn rằng, trên cương vụ là Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi sẽ thúc đẩy hơn nữa các nước thành viên ASEAN để sáng kiến này sớm trở thành hiện thực. 

Chia sẻ với ông Dato Lim Jock Hoi, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực thành lập một trường đại học chung về ICT cho các nước thành viên ASEAN. Mỗi nước thành viên ASEAN sẽ có từ 2 - 3 học bổng trị giá 50.000 USD/sinh viên để theo học ngành ICT bằng tiếng Anh tại Việt Nam. Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ cấp gần 20 học bổng của chương trình này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thể hiện mong muốn thành lập một mạng lưới giám sát an ninh mạng chung cho các nước trong khu vực ASEAN. Hiện đã có 5 quốc gia thành viên ASEAN đồng ý và tham gia vào sáng kiến này. 

Việt Nam mong muốn roaming một giá cước cho cả khu vực ASEAN

Chia sẻ với Tổng thư ký ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam ấp ủ 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT và mong muốn các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về việc thành lập Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tại Việt Nam.

Trung tâm liên kết CMCN 4.0 sẽ là nơi xây dựng các chính sách, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa những công nghệ mới và hệ thống pháp luật. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ đi tiên phong về việc phát triển công nghệ 5G. Thông qua các buổi hội thảo ASEAN về 5G, Việt Nam mong muốn có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các nước nhằm hiện thực hoá mục tiêu về một ASEAN số. 

Trước những đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá cao những nỗ lực và hành động cụ thể của Bộ TT&TT và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm trong việc phát triển lĩnh vực ICT với các nước trong khu vực. 

Theo Vietnamnet

Thị trường viễn thông quốc tế đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực khi các nhà mạng bắt đầu triển khai mạng 5G.

Gartner vừa đưa ra dự báo về doanh thu mạng 5G trên toàn thế giới trong năm 2020. Theo đó, 5G sẽ giúp các công ty viễn thông kiếm về 4,2 tỷ USD dựa trên cơ sở hạ tầng mạng. Con số này đã tăng tới 89% so với doanh thu dự toán của năm 2019 (khoảng 2,2 tỷ USD).

Ở chiều ngược lại, doanh thu mạng 4G sẽ thụt giảm cùng với sự phát triển của 5G. Doanh thu 4G toàn cầu dự kiến trong năm nay là 19,32 tỷ USD, con số này sẽ giảm xuống còn 18,28 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với điều này, doanh thu 2G và 3G cũng sẽ tiếp tục giảm. 

Doanh thu từ mạng 5G sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020

Thế giới sự chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của 5G từ nay đến hết năm 2020.

Theo ông Sylvain Fabre, nhà nghiên cứu cao cấp của Gartner, vẫn còn quá sớm để nói đến 5G, tuy nhiên các nhà cung cấp, cơ quan quản lý và hệ thống đo lường tiêu chuẩn cho 5G đều đã sẵn sàng.

Các nhà phân tích cho rằng, 5G với tốc độ cực nhanh hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như xe tự lái và thực tế ảo. Cả 4 nhà mạng Mỹ là AT&T, T-Mobile, Verizon và Sprint đều đã triển khai dịch vụ 5G dù vùng phủ vẫn còn hạn chế Dự kiến trong năm tới, nhiều mẫu điện thoại tương thích sóng 5G cũng sẽ được bán ra thị trường. 

Theo ước tính của Gartner, hiện có khoảng 7% các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hiện đã triển khai cơ sở hạ tầng cho mạng 5G. Các dự án đầu tư này sẽ tăng gấp đôi lên mức 12% vào năm 2020.

Cùng với điều đó, Gartner cũng đưa ra lời cảnh báo về việc các nhà mạng sẽ duy trì vùng phủ sóng 4G từ nay cho đến 2021. Sau khoảng thời gian này, các nhà mạng sẽ phải tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng 4G hiện có. Trong trường hợp chất lượng mạng 4G không tốt, người dùng sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt khi máy chuyển từ vùng phủ sóng sang vùng không phủ sóng mạng 5G.  

Theo CNET

Không chỉ nhanh hơn, Wi-Fi 6 còn tin cậy và có phạm vi phủ sóng rộng hơn thế hệ hiện tại.

Liên minh Wi-Fi Alliance ngày 16/9 đã chính thức cấp chứng nhận Wi-Fi CERTIFIED 6 cho các nhà sản xuất. Người dùng sắp được trải nghiệm công nghệ Wi-Fi mới nhất và có tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay.

Được giới thiệu tháng 10 năm ngoái, Wi-Fi 6 (còn có tên 802.11ax) hứa hẹn tốc độ nhanh hơn 37% so với chuẩn 802.11ac hiện tại. Băng tần cũng được đẩy lên cao hơn với độ trễ thấp hơn, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, hỗ trợ giao thức MU-MIMO (đa người dùng, đa đầu vào, đa đầu ra) cho tốc độ tải về cao hơn trên nhiều thiết bị cùng lúc.

Thế hệ Wi-Fi mới chính thức ra mắt

Wi-Fi 6 cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao

Wi-Fi CERTIFIED 6 cũng đồng thời hỗ trợ bảo mật Wi-Fi mới nhất WPA3, hỗ trợ OFDMA tăng hiệu quả mạng lưới cho độ trễ thấp cả với tải về (download) và tải lên (upload), hỗ trợ TWT giúp cải thiện đáng kể thời lượng pin của thiết bị Wi-Fi.

Các sản phẩm đầu tiên được chứng nhận đạt chuẩn Wi-Fi CERTIFIED 6 gồm chipset Broadcom BCM4375, BCM43698, và BCM43684, Cypress CYW 89650 Auto-Grade Wi-Fi 6 Certified, Intel Wi-Fi 6 (Gig+) AX200 cho PC, Intel Home Wi-Fi Chipset WAV600 Series cho router và gateway, Marvell 88W9064 (4x4) Wi-Fi 6 Dual-Band STA, Marvell 88W9064 (4x4) + 88W9068 (8x8) Wi-Fi 6 Concurrent Dual-Band AP, Qualcomm Networking Pro 1200 Platform, Qualcomm FastConnect 6800 Wi-Fi 6 Mobile Connectivity Subsystem, và Ruckus R750 Wi-Fi 6 Access Point.

Theo VnExpress

Ngành công nghiệp nhựa - cao su trong nước và xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường. Đây là lý do mà các nhà sản xuất thiết bị, máy móc thế giới phục vụ cho hai ngành này ngày càng tìm đến Việt Nam.

Còn nhiều dư địa thị trường để phát triển

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp nhựa, việc Việt Nam ký kết các giệp định thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ nhựa. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và thuế xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường các nước châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, trong khi đó, khách hàng tại các quốc gia này ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam.

Đáng chú ý, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa của Trung Quốc ngày càng tìm đến các nước trong khu vực Đông Nam Á để đầu tư nhằm tránh Mỹ đánh thuế cao nhóm mặt hàng này nhập từ Trung Quốc, trong đó Việt Nam được xem là một trong những điểm đến được chú ý.

Do đó, giới kinh doanh dự báo sắp tới, khả năng sẽ có nhiều đơn hàng sản xuất mặt hàng này ở Trung Quốc chuyển sang Việt Nam thực hiện, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải chuẩn bị để nắm bắt cơ hội này.

Nhiều công ty đa quốc gia sẽ phải đi gia công các sản phẩm để cung cấp cho các hệ thống bán lẻ của họ.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), nhựa là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm hai con số. Và thị trường xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng và có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Do đó để cạnh tranh tốt hơn, các nhà sản xuất phải tính đến chuyện đầu tư máy móc, thiết bị mới, đặc biệt là những công nghệ sản xuất tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường…

Tương tự, ngành cao su Việt Nam cũng phát triển theo hướng bền vững và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Năm 2018, cao su thiên nhiên là mặt hàng nông sản lớn thứ 5 về giá trị xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo, cà phê, hạt điều, trái cây và rau quả.

Đáng chú ý, theo ông Võ Hoàng An, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, dù thị trường năm 2018 rất khó khăn và giá cao su trên thị trường thế giới rất thấp nhưng tổng lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam vẫn đạt 1,56 triệu tấn với trị giá 2,1 tỷ USD.

Các sản phẩm cao su của Việt Nam như lốp xe, linh kiện và cao su kỹ thuật, đế giày, găng tay và các sản phẩm may mặc bằng cao su, săm xe, tấm cao su, chỉ thun có bọc vật liệu dệt, băng tải, nệm gối, dụng cụ thể thao cao su, sản phẩm y tế… được xuất khẩu qua các thị trường chính là Hoa Kỳ, Malaysia, Bỉ, Đức, Brazil, Nhật Bản, Thái Lan… cho thấy triển vọng và tiềm năng rất lớn của ngành cao su Việt Nam trong những năm sắp đến.

Theo VnEconomy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi Chính phủ Séc rất quan tâm thúc đẩy mở đường bay trực tiếp giữa Prague và Hà Nội; đồng thời mong muốn Cộng hòa Séc tạo điều kiện thuận lợi về cấp visa để công dân Việt Nam sang Cộng hòa Séc du lịch, học tập và hợp tác làm ăn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (chính giữa), Phó Thủ tướng,

Bộ trưởng Nội vụ CH Séc Jan Hamacek (thứ 6 từ bên trái sang) và đại diện Tập đoàn FLC trong sự kiện.

Hai bên Chính phủ ủng hộ mở đường bay thẳng

Theo thông tin từ báo Chính phủ, chiều 1/10, tại Trụ sở Chính phủ, đã diễn ra cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Séc Jan Hamacek. Trong khuôn khổ buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi Cộng hòa Séc rất quan tâm thúc đẩy mở đường bay trực tiếp giữa Prague và Hà Nội; đồng thời mong muốn Cộng hòa Séc tạo điều kiện thuận lợi về cấp visa để công dân Việt Nam sang Cộng hòa Séc du lịch, học tập và hợp tác làm ăn.

Nhất trí với các ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Cộng hòa Séc khẳng định việc mở đường bay thẳng được Cộng hòa Séc hết sức ủng hộ và bày tỏ hy vọng việc tạo thuận lợi cấp visa cho công dân Việt Nam sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới. Ông cũng chia sẻ thêm, hai nước cần hợp tác chặt chẽ để bảo đảm an toàn, an ninh khi mở đường bay trực tiếp hai nước.

Trong khuôn khổ cuộc họp mặt, hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ hai nước đối với việc mở đường bay kết nối trực tiếp Việt Nam và Cộng hòa Séc, góp phần làm sâu sắc quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Châu Âu nói chung và quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc nói riêng, trong bối cảnh hai nước sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020.

Tại sự kiện, đoàn cũng có buổi làm việc với Hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc Tập đoàn FLC) về những vấn đề liên quan bảo đảm an ninh khi đường bay thẳng hai nước mở ra. Chính phủ Cộng hòa Séc hoan nghênh và ủng hộ hết sức việc mở đường bay này, góp phần thúc đẩy giao lưu thương mại, văn hoá hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kim ngạch thương mại song phương còn khiêm tốn so tiềm năng, trong khi dư địa phát triển còn nhiều. Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh mà Cộng hòa Séc có nhu cầu. Việt Nam là nước đang phát triển mạnh, dân số đông, là đối tác đầy tiềm năng đối với các nước nói chung và Cộng hòa Séc nói riêng. Thủ tướng khẳng định, ngoài các lĩnh vực truyền thống, Việt Nam muốn hợp tác với Cộng hòa Séc trong nhiều lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm…

Trước mắt, Thủ tướng mong hai bên cần tập trung để sớm mở đường bay trực tiếp hai nước.

Sẽ mở đường bay thẳng Việt Nam - Séc vào quý 1/2020

Vào ngày 1/10, đại diện Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, ngay trong quý 1/2020, Hãng sẽ triển khai khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Prague với tần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần. Đây là tiền đề quan trọng để Hãng tiếp tục quá trình kết nối các thành phố trọng điểm của Việt Nam và Cộng hòa Séc, với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu giao thương, di chuyển của người dân hai nước, qua đó thúc đẩy quá trình hợp tác song phương toàn diện.

Thực tế, theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay có khoảng 70.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Séc, được công nhận là cộng đồng thiểu số tại đây. Ngoài ra, quốc gia này còn là cầu nối giữa Ba Lan, Áo, Slovakia và Đức, tạo nên một bộ phận lớn hành khách có nhu cầu giao thương, di chuyển giữa hai nước.

Tuy nhiên, hiện tại, hành khách muốn bay từ Việt Nam đến Séc và ngược lại chưa thể bay thẳng mà phải bắt những chuyến bay nối chuyến kéo dài từ 14 đến 19 tiếng, quá cảnh ít nhất tại một thành phố thuộc châu Âu dẫn tới việc di chuyển khá khó khăn.

Sau khi đường bay thẳng Hà Nội - Prague được Bamboo Airways khai trương và đưa vào khai thác, thời gian bay từ Việt Nam đến Séc dự kiến sẽ được rút ngắn xuống còn 12 tiếng, sẽ giúp hành khách tiết kiệm chi phí, thời gian và có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn trong việc lên kế hoạch đi lại.

Bamboo Airways cho biết, Cộng hòa Séc nói riêng và các nước châu Âu nói chung là thị trường trọng điểm mà Hãng hàng không đang đẩy mạnh kế hoạch khai thác. Với những chiến lược độc đáo, bao gồm kế hoạch xây dựng các gói du lịch nghỉ dưỡng cho toàn châu Âu, Hãng kỳ vọng đến năm 2021 - 2025, đường bay của Bamboo Airways sẽ phủ kín toàn bộ các trung tâm chính trị và du lịch nổi tiếng tại châu lục này bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại.

Hãng cho biết thêm, Bamboo Airways sẽ sử dụng dòng máy bay Boeing 787-9 Dreamliner để khai thác đường bay này.

Trước đó, vào tháng 4/2019, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao, Hãng hàng không Bamboo Airways và Cảng hàng không quốc tế Praha đã tiến hành lễ ký kết và trao đổi Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa hai bên trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babiš.

Theo Biên bản ghi nhớ được ký kết, Cảng hàng không quốc tế Praha sẽ áp dụng nhiều ưu đãi cho Bamboo Airways trong việc cấp phép khung giờ khai thác, tìm hiểu, nghiên cứu và xúc tiến thị trường. Trong đó, phía cảng hàng không sẽ hỗ trợ chi phí cất/hạ cánh, phí dịch vụ hành khách trong những năm đầu đi vào khai thác.

Theo VnEconomy

57,1% người tham gia khảo sát cho biết họ muốn đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam, trong khi đó tại Singapore con số này chỉ đạt 32,1%.

Ngày 29/09, tờ Korea Times dẫn Báo cáo của Viện nghiên cứu KB Financial Group  cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư giàu có ở Hàn Quốc trong bối cảnh  các nhà đầu tư giàu có ở nước này ngày càng quan tâm đến việc đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó, kết quả khảo sát trên 400 người Hàn Quốc sở hữu tài sản trị giá hơn 1 tỷ won (831.000 USD) cho thấy, hơn 50% trả lời rằng họ quan tâm đến đầu tư bất động sản ở nước ngoài.

Cụ thể, trong số 400 người được hỏi, 60% người có tổng tài sản dưới 5 tỷ won, 40% còn lại là những người có tổng tài sản trên 5 tỷ won. Trong đó, 59% số người có tổng tài sản trị giá dưới 5 tỷ won cho biết họ quan tâm đến đầu tư bất động sản ở nước ngoài.  Trong khi đó, với những người có tổng tài sản trị giá hơn 5 tỷ won, con số này là 53,9%.

Thị trường bất động sản được quan tâm nhiều nhất là Việt Nam với 57,1% người tham gia cho biết họ muốn đầu tư vào đây.

Ở vị trí thứ 2 là Singapore với 32,1%, tiếp theo đó là Trung Quốc và Malaysia với tỷ lệ lần lượt là 30,7% và 26,4%.

Bên cạnh đó, với những người có tổng tài sản trên 5 tỷ won cũng cho biết họ cũng quan tâm tới bất động sản ở châu Âu và Mỹ.

Bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam được giới đầu tư Hàn Quốc quan tâm nhiều nhất. Ảnh: www.koreatimes.co.kr

Nhóm chuyên gia cho rằng họ có sự ưu tiên đối với các khu vực phát triển liên quan đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của giới siêu giàu, những người có đủ khả năng để đầu tư vào các tài sản có giá trị cao hơn.

Theo khảo sát, người giàu Hàn Quốc thích đầu tư gián tiếp vào bất động sản ở nước ngoài hơn đầu tư trực tiếp.

Viện nghiên cứu KB Financial Group cho biết, các nhà đầu tư này có khuynh hướng đầu tư thông qua các quỹ hoặc quỹ tín thác bất động sản (REITs), vì thiếu thông tin và phân tích chuyên sâu.

Trong khi đó, báo cáo của KB Financial Group cũng cho thấy những người giàu ở Hàn Quốc sẽ vẫn thận trọng về việc mở rộng đầu tư vào năm 2019. Nguyên nhân là do, “giới nhà giàu đang trì hoãn các khoản đầu tư của họ, do suy thoái kinh tế sau chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và các quy định về thị trường nhà ở trong nước”, báo cáo trích dẫn nhận định của Viện nghiên cứu KB Financial Group.

Tính đến cuối năm 2018, Hàn Quốc có 310.000 người có tài sản trị giá 1 tỷ won, tăng 4,4% so với năm 2017. Đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua tại quốc gia này. Nguyên nhân là do chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc đã giảm mạnh trong năm 2018, ảnh hưởng lớn đến tài sản của các nhà đầu tư.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Samsung chuẩn bị đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của mình tại Trung Quốc, ở thành phố Huệ Châu, vào tháng 9/2019.

Nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới Samsung chuẩn bị đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của mình tại Trung Quốc, nhà máy Huệ Châu, vào tháng 9/2019. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất tại cơ sở mới ở Ấn Độ và Việt Nam.

Nhà máy Huệ Châu là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh duy nhất của Samsung tại Trung Quốc, sau khi gã khổng lồ Hàn Quốc đóng cửa nhà máy ở Thiên Tân vào cuối năm 2018.

Samsung đã quyết định ngừng vận hành nhà máy Huệ Châu trong tháng 9/2019. Việc ngừng hoạt động đã được dự đoán từ khi Samsung bắt đầu cắt giảm lực lượng lao động tại nhà máy vào đầu tháng 6, cùng với chương trình nghỉ hưu tự nguyện cho nhân viên.

Nhà máy Huệ Châu sản xuất điện thoại thông minh chủ yếu cho thị trường Trung Quốc. Năm 2017, sản lượng sản xuất tại nhà máy Huệ Châu là 60 triệu chiếc, chiếm 20% ​​tổng sản lượng điện thoại thông minh của Samsung.

Đối mặt với chi phí lao động ngày càng tăng và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, thị phần smartphone của Samsung tại Trung Quốc đã giảm từ khoảng 20% ​​trong năm 2013 xuống còn 0,8% vào năm 2018.

 Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới ở vùng ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái. Ảnh: SCMP

Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới

ở vùng ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái. Ảnh: SCMP

Trong quý đầu tiên của năm 2019, xuất khẩu điện thoại thông minh Samsung từ Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Samsung đã chuyển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh của mình sang Việt Nam và Ấn Độ. Tháng 7/2018, Samsung đã xây dựng một nhà máy mới tại Noida, miền Bắc Ấn Độ. Nhà máy này có khả năng sản xuất 120 triệu điện thoại thông minh mỗi năm.

Tại Việt Nam, Samsung đang có kế hoạch xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển. Một trung tâm nghiên cứu, đang được xây dựng tại Hà Nội để hoàn thành vào năm 2022, sẽ được sử dụng để phát triển điện thoại thông minh thế hệ tiếp theo.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

페이지 11 / 전체 35

전략적 파트너십