Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Theo các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, hiện nay trên địa bàn TPHCM quỹ đất còn rất ít và giá cao nên rất khó khăn cho việc đầu tư. Bên cạnh đó, việc phát triển các tuyến đường liên kết các vùng ngoại thành với nhau, các vùng với trung tâm thành phố… đã kéo theo sự phát triển của thị trường BĐS nên các chủ đầu tư đã mở rộng về các tỉnh giáo ranh với TP.HCM để đón đầu quy hoạch vùng đô thị mở rộng.

Nhận diện "điểm nóng" trên thị trường bất động sản trong vùng đô thị mở rộng TPHCM

Lý giải về nguyên nhân các doanh nghiệp đổ xô về các vùng lân cận TP.HCM để đầu tư, phát triển dự án, các chuyên gia bất động sản cho rằng, các khu vực lân cận TP.HCM nói trên còn rất nhiều quỹ đất, bên cạnh đó việc xin các thủ tục pháp lý còn "dễ thở" hơn nhiều.

Các chuyên gia về bất động sản nhận định, tới đây thị trường bất động sản phân khúc đất nền sẽ chuyển mình và phân hóa mạnh mẽ. Một khi sản phẩm tung ra chào bán đa dạng hơn thì chất lượng hạ tầng, tiến độ dự án chính là yếu tố then chốt quyết định độ nóng của sản phẩm.

Sơ lược về thị trường bất động sản 4 tỉnh xung quanh TP.HCM gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu… mà đơn vị nghiên cứu thị trường Jones Lang LaSalle (JLL) công bố cho thấy bất động sản ở các tỉnh phía Nam này khá nhiều tiềm năng. Trong đó, thị trường bất động sản tại Long An là khu vực có dư địa lớn về dự án đất nền. 

Long An đang được xem là một lựa chọn mới bên cạnh hai khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai, ghi nhận mức tăng trưởng giá thuê cao nhất trong quý vừa qua. Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100 USD/m2/chu kỳ thuê.

Ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh sẽ mang một lượng lớn nhân lực đổ về Long An, nhưng tỉnh này vẫn chưa có nguồn cung căn hộ nào. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 3.352 căn với giá bán trung bình 1.368 USD/m2. Thị trường dân cư còn thiếu hụt hứa hẹn sẽ là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội.

Long An có nguồn cung văn phòng khá khiêm tốn với tổng diện tích 9.600m2, và khách thuê chỉ phải trả 4,3 USD cho mỗi m2 theo tháng. Ở mảng bán lẻ, Long An cũng có giá thuê phải chăng với 13,5 USD/m2 cho tổng cộng 41.400m2 nguồn cung. Nguồn cung thị trường đất nền tại Long An đang khá sôi động và biên độ tăng giá từ 15-30%, những điểm nóng có khi tăng dao động từ 60-80% một năm.

Dữ liệu trực tuyến của batdongsan.com.vn cho thấy trong tháng 7/2019, nhu cầu tìm mua nhà đất tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ lần lượt tăng 14%, 18%, 22% và 23%. Tại Long An, tỉnh dẫn đầu về lượng tìm kiếm, huyện Đức Hòa, Cần Giuộc và Bến Lức trở thành nơi được tìm mua đất nền nhiều nhất. 

Một số doanh nghiệp đã nhiều năm đầu tư dự án BĐS trên địa bàn tỉnh Long An cũng chia sẻ, 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Long An chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng giao dịch, giá BĐS cũng tăng khá mạnh. Nhưng sang quý 3/2019, giao dịch có chiều hướng chậm lại so với cùng kỳ, chủ yếu diễn ra ở thị trường thứ cấp do không có nhiều dự án mới. Tuy nhiên, giá BĐS không giảm, dự báo bước sang quý 4/2019, thị trường sẽ "ấm" trở lại, mức giá có thể sẽ tăng, đặc biệt ở phân khúc đất nền dự án và nhà phố xây sẵn.

Những năm qua thị trường BĐS Cần Giuộc, Đức Hòa được xem là khu vực có lợi thế vì giáp ranh TP.HCM và là nơi tập trung hàng loạt khu công nghiệp (KCN) như KCN Hải Sơn, KCN Đức Hòa, KCN Xuyên Á, KCN Tân Đức, KCN Đức Hòa Đông, KCN Thái Hòa…, chính lợi thế này đã và đang khiến thị trường đất nền Long An hút dòng tiền của người mua suốt thời gian qua. Bởi theo các nhà đầu tư, những dự án tọa lạc trong các KCN được hưởng lợi thế của việc cư dân hình thành sẵn, BĐS vì thế dễ chuyển nhượng, dễ bán ra hoặc cho thuê lại với giá tốt.

Theo JLL Việt Nam, trong xu hướng bùng nổ của ngành BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam, Long An được xem là lựa chọn mới bên cạnh 2 thủ phủ công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai. Ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh mẽ này sẽ mang một lượng lớn nguồn nhân lực đổ về Long An, hứa hẹn sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội đáp ứng nhu cầu nhà ở còn thiếu hụt.

Xu hướng đầu tư này là hệ quả tất yếu của sức phát triển và đầu tư du lịch mạnh mẽ tại TP.HCM trong thời gian qua khi thực hiện quy hoạch mở rộng vùng đô thị về hướng Long An. Ngoài ra, thời gian tới, cùng với sự quan tâm từ Trung ương và các bộ, ngành trong việc rót vốn đầu tư các dự án về hạ tầng giao thông giúp kết nối không chỉ Long An với TP.HCM mà còn với những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác một cách thông suốt.

Theo đó, trong thời gian tới TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án: Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái (vượt Kênh Tẻ và rạch Bến Nghé) nối các quận 1, 4, 7; Nâng cấp quốc lộ 50 (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An); Xây dựng mới cầu Rạch Dơi trên đường Lê Văn Lương; Nâng cấp đường Phạm Hữu Lầu (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Phước Long); Xây dựng đường Nhơn Đức - Phước Lộc nối dài (đoạn từ cầu Kênh Cây Khô đến quốc lộ 50); Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng; Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 50.

Theo UBND TPHCM, địa phương hiện đang đầu tư, kêu gọi đầu tư các tuyến giao thông huyết mạch kết nối các khu, cụm công nghiệp với nhau, kết nối với khu đô thị cảng Hiệp Phước, Cảng biển Quốc tế Long An, tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là kết nối với các huyện giáp ranh: Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa và TP.Tân An.

Trong khi đó, nhu cầu tìm mua tại Bình Dương chia đều cho cả phân khúc căn hộ và đất nền thì tại Đồng Nai, mức độ quan tâm chủ yếu vẫn nghiêng về loại hình nhà liền thổ.

Với phân khúc đất nền tại Bình Dương, Dĩ An có mức độ tìm kiếm vượt Thuận An và Thủ Dầu Một. Bình Dương cũng là thị trường có nhu cầu tìm kiếm căn hộ chỉ đứng sau TP.HCM. Tuy nhiên hầu hết các dự án được quan tâm đang chào bán dưới danh nghĩa khu Đông TP.HCM.

So sánh với thời điểm từ đầu năm 2016, tăng trưởng nguồn hàng chào bán tại các thị trường phía Nam tính đến cuối năm 2018 cao gấp 11 lần. Riêng trong quý 2/2019, mức độ quan tâm nhà đất tại các tỉnh phía Nam của nhà đầu tư tăng mạnh.

Ngoài ra, thị trường bất động sản Đồng Nai cũng ghi nhận sự sôi động với nguồn cung mới nhiều, nhất là quanh khu vực sân bay Trảng Bom, Nhơn Trạch. Tuy vậy, theo các chuyên gia, đối với phân khúc bất động sản liền thổ người mua cần lưu tâm đến yếu tố pháp lý. Ở khu vực nào cũng vậy, giá trị bất động sản chỉ tăng nhanh khi dự án hiện hữu, pháp lý đầy đủ. 

Theo Nhịp Sống Việt

Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng một số nút thắt nhất định đã xuất hiện ở Việt Nam và điều đó có thể hạn chế mức độ hấp thu vốn đầu tư nước khác trong thời điểm này.

Khả năng thay thế Trung Quốc thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Việt Nam đến đâu?

Là một thị trường cận biên (frontier market) tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam thường được nêu đích danh là một trong những nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.

Trong hơn một năm qua, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lần lượt áp thuế quan trừng phạt lên hàng tỉ USD hàng hóa của nhau, khiến mối quan hệ thương mại song phương suy sụp.

Do đó, Mỹ và Trung Quốc đều phải tìm nguồn cung hàng hóa thay thế từ các thị trường khác, trong khi nhiều nhà sản xuất từng "đóng đô" ở Trung Quốc phải chuyển hoạt động sang cơ sở mới để tránh thuế quan trừng phạt.

Việt Nam là một địa điểm yêu thích để doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển dòng chảy thương mại và chuỗi sản xuất như vậy.

Tuy nhiên, CNBC đã tổng hợp 4 tiêu chí cho thấy một số nút thắt nhất định hiện đã hình thành trong nền kinh tế và có thể hạn chế khả năng tiếp nhận nguồn vốn cũng như chuỗi sản xuất bổ sung từ Trung Quốc sang của Việt Nam, gồm: dòng đầu tư, sản lượng sản xuất, nút thắt vốn nhân lực và tăng trưởng GDP mạnh hơn.

Khả năng thay thế Trung Quốc thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Việt Nam đến đâu? - Ảnh 1.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung còn khiến doanh nghiệp bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam, đẩy nhanh một xu hướng đã hình thành từ nhiều năm trước khi mà chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng cao, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm các cơ sở sản xuất rẻ hơn.

"Mặc dù không thể xảy ra trường hợp hàng loạt doanh nghiệp từ Trung Quốc ồ ạt di dời, các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục đa dạng hóa hoạt động sang các khu vực khác ở châu Á để giảm thiểu tác động của tranh chấp thương mại", Economist Intelligence Unit nêu ra trong một báo cáo tháng 10.

Sản lượng sản xuất

Một lý do tại sao các nhà sản xuất khó có thể rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn là do quy mô lớn của ngành sản xuất và nền kinh tế Trung Quốc cho phép các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Khả năng thay thế Trung Quốc thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Việt Nam đến đâu? - Ảnh 2.

Việt Nam được nhiều người coi là một trong những địa điểm thay thế tốt nhất cho Trung Quốc, đã thấy những nút thắt xuất hiện trong nền kinh tế của mình mặc dù mới chỉ hấp thụ một tỷ lệ nhỏ sản lượng sản xuất của Trung Quốc.

Nút thắt vốn nhân lực

Theo Fitch Solutions, một hạn chế lớn ở Việt Nam là thiếu vốn nhân lực (human capital), hay nói cách khác là giá trị kinh tế của lực lượng lao động gồm các yếu tố như trình độ học vấn, kĩ năng và sức khỏe.

Khả năng thay thế Trung Quốc thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Việt Nam đến đâu? - Ảnh 3.

Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động trẻ và đang phát triển nhưng quy mô lại nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc.

“Nếu chúng ta nhìn vào Việt Nam, quốc gia này có dân số nhỏ hơn Trung Quốc 14 lần, điều đó cũng có nghĩa là nguy cơ thiếu hụt lao động cao hơn nhiều khi chúng ta so sánh hai nước”, chuyên gia phân tích của Fitch Solutions cho biết.

Tăng trưởng GDP cao hơn

Tuy nhiên, sự gia tăng của dòng chảy thương mại và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế cao hơn, đi ngược với xu hướng tăng trưởng chững lại trên toàn cầu.

Khả năng thay thế Trung Quốc thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Việt Nam đến đâu? - Ảnh 4.

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, vốn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều đó tự đặt ra giới hạn cho khả năng của quốc gia này để nhân rộng quy mô sản xuất một cách thành công như Trung Quốc.

Nguồn CafeF

Ngày 29/10, theo nội dung đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP về việc đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ ban hành nghị quyết đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về phát triển Đà Nẵng đến 2030

Chính phủ giao Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV về việc bổ sung nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Trước đó, ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết xác định mục tiêu: "Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước;

Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc".

Theo nội dung nghị quyết Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước, việc cho phép thành phố Đà Nẵng thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện nghị quyết. Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét, xử lý các kiến nghị, đề xuất của thành phố Đà Nẵng; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể cho TP Đà Nẵng theo thẩm quyền.

Theo bản quy hoạch TP Đà Nẵng đang cùng các nhà tư vấn xây dựng, tiến độ thực hiện đã bước sang giai đoạn 3 và cơ bản bảo đảm tiến độ thực hiện. Về thiết kế chiến lược phát triển kinh tế, đơn vị tư vấn đã xác định các nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế với việc định vị Đà Nẵng. Đà Nẵng được định vị là "Trung tâm phong cách sống và là cửa ngõ quốc tế; trung tâm dịch vụ cho miền Trung và Hành lang kinh tế Đông-Tây; là nút giao thông quan trọng trong mạng lưới sản xuất và logistics toàn cầu".

Về dự án GRDP, tư vấn đưa ra với 2 kịch bản tăng trưởng 9,1% và 12%; GRDP bình quân đầu người đề xuất đạt 8.700 USD vào năm 2030 và 25.300 USD vào năm 2045. Về cơ cấu kinh tế, bao gồm 4 cụm kết nối bởi công nghệ thông minh: Du lịch, công nghệ cao, logistics, kinh tế biển.

Về quy hoạch chung, đơn vị tư vấn cũng đã xác định tầm nhìn, mục tiêu, dự báo dân số, mô hình đô thị, cấu trúc đô thị và các nội dung ý tưởng về quy hoạch sân bay, cảng biển, đường sắt và nhà ga đường sắt, cấp nước, xử lý chất thải rắn cùng các hạ tầng kỹ thuật về cấp điện, xử lý nước thải.

Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng xác định không gian đô thị với 3 vùng phát triển: ven biển, ven sông; vùng công viên cây xanh giữa đô thị và vùng đồi núi phía tây thành phố. Đơn vị tư vấn đưa ra ý tưởng phát triển cấu trúc đô thị theo hướng đường chân trời hình thành khu vực xây dựng thấp tầng ở phía đông, cao dần về phía tây. Về cơ sở hạ tầng, đơn vị tư vấn có nhiều ý tưởng sáng tạo, táo bạo với việc xác định công trình đầu mối về phát triển cảng biển, sân bay, trục giao thông, cấp nước, xử lý chất thải, cấp điện, xử lý nước thải.

Nội dung quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được thảo luận, phân tích đánh giá cụ thể để góp ý đơn vị tư vấn thực hiện. Trong đó, có các ý kiến về địa điểm khu xử lý rác thải tập trung cho hiện tại và tương lai; lĩnh vực cấp nước cũng chủ động nguồn cấp nước an toàn, không đề cập việc xây đập lớn ở các cửa sông… Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật như cảng biển cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận từ nhiều cấp, nhiều đơn vị quản lý.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

"Dự kiến đến tháng 8/2020, Vinsmart có thể thử nghiệm được thiết bị 5G đầu tiên" đại diện doanh nghiệp này cho biết tại Tọa đàm định hướng và giải pháp phát triển chipset và thiết bị mạng 5G tại Việt Nam chiều 30/10.

Thấy gì từ việc VinSmart tuyên bố tham gia sản xuất thiết bị 5G?

Phát biểu tại toạ đàm, ông Ngô Hoàng Anh, Trưởng phòng Phần mềm nhúng – Viện Nghiên cứu Thiết bị Viễn Thông – Công ty VinSmart, thuộc Tập đoàn Vingroup cho biết doanh nghiệp đang tập trung nghiên cứu và sẽ sản xuất các hệ thống thiết bị 5G, IoT. 

Đồng thời, VinSmart đã xây dựng phòng Lab để hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển điện thoại 5G và các thiết bị viễn thông 5G. 

Dự kiến, đến tháng 7/2020 sẽ có sản phẩm điện thoại 5G đầu tiên ra mắt. Đến tháng 8/2020 doanh nghiệp sẽ bắt đầu thử nghiệm các thiết bị viễn thông 5G. Hiện nay VinSmart cũng đã làm việc với Cisco, Intel để phát triển các thiết bị mạng 5G.

Làm chủ công nghệ là một điểm mấu chốt đối với mạng 5G. Chia sẻ khi tham gia sự kiện MWC 2019, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Viettel đã nói rằng có cảm giác các quốc gia đang cạnh tranh, so kè khoa học công nghệ nước nào mạnh hơn thông qua bước tiến 5G. Do vậy, sự hợp tác cũng không được rộng rãi như các công nghệ trước.

"Các quốc gia đều phải tự sản xuất ra chipset của mình, sau đó là sản xuất thiết bị", ông nhấn mạnh.

Tại hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Bộ TTTT hồi tháng 7, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu 3 đơn vị gồm Viettel, VinGroup và FPT nghiên cứu, chế tạo thiết bị 5G, đảm bảo trong năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được thiết bị 5G phục vụ cho nhu cầu phát triển trong nước và xuất khẩu.

Từ thời điểm đó, bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đã cho biết ngoài điện thoại Vsmart, Vingroup đã, đang nghiên cứu sản xuất máy tính bảng, thiết bị IoT là hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất điện thoại 5G.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thông tin rằng hiện trên thế giới chỉ có vài doanh nghiệp đã có sản phẩm 5G thương mại là Huawei, Ericsson, Nokia và ZTE... Vì vậy, ông cho biết có khá nhiều công ty của Mỹ chính thức đặt vấn đề với Việt Nam. Nếu như Việt Nam sản xuất được thiết bị 5G, các doanh nghiệp có thể bán sang Mỹ. Đây là cơ hội rất hiếm có.

Theo CafeF

Chuẩn bị khép lại một năm 2019, diễn biễn thị trường bất động sản nhìn chung phát triển theo xu hướng ổn định hơn, không còn những “cú sốc” nóng - lạnh.

Thị trường biến động về nguồn cung căn hộ

Nhận định về thị trường bất động sản năm 2019, nhiều chuyên gia đánh giá vẫn giữ được sự phát triển ổn định. Cụ thể, thị trường bất động sản đã không xuất hiện hiện tượng “bong bóng bất động sản” và vẫn còn trong chu kỳ phục hồi, tăng trưởng nhưng đã có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch.

Ghi nhận từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, 6 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có sự sụt giảm về lượng cung và lượng giao dịch. Về sản phẩm bất động sản loại hình condotel trong quý II/2019 chỉ ghi nhận hơn 5.000 sản phẩm mới đưa ra thị trường, giao dịch thành công chỉ gần 1.400 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ thấp đạt hơn 27%.

Nguyên nhân là do nguồn cung mới hạn chế, việc chậm triển khai các thủ tục dự án, các sản phẩm condotel hiện có giá tương đối cao cũng ảnh hưởng đến lượng giao dịch và chưa có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển dòng sản phẩm này.

Toàn cảnh thị trường bất động sản 2019 và kịch bản 2020

Thị trường chung cư sụt giảm về nguồn cung.

Báo cáo của JLL Việt Nam cũng ghi nhận nguồn cung căn hộ thấp kỷ lục ở hai thành phố này. Cụ thể, tại Hà Nội, lượng căn hộ mở bán chỉ đạt trên 4.660 căn, thấp hơn 65,3% so với quý trước. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, lượng mở bán căn hộ đạt hơn 4.100 căn, đây là mức thấp kỷ lục kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2014.

Sự khan hiếm hàng hóa thúc đẩy giá nhà tăng, nâng mặt bằng giá trung bình thị trường lên mức mới cao hơn trước đây. Mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đạt 2.009 USD/m2, tăng 21,6% theo năm. Trong khi đó, phân khúc cao cấp tăng 52,9% theo năm, ở mức 4.569 USD/m2 trong quý II/2019 nhờ sự tham gia của một số dự án hạng sang ở khu vực trung tâm.

Mặc dù nguồn cung căn hộ giảm nhưng tỷ lệ hấp thụ căn hộ ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ghi nhận vẫn ở mức cao. Tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ hấp thụ phân khúc chung cư cao cấp lên tới 89,7%, điều này cho thấy nhu cầu và sức mua của thị trường nhà ở TP. Hồ Chí Minh vẫn đang có lực mạnh.

Bên cạnh lý do quỹ đất ở khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt thì nguyên nhân chính khiến nguồn cung căn hộ giảm là do thủ tục pháp lý bị trì hoãn, trong đó có thủ tục phê duyệt xây dựng kéo dài khiến chủ đầu tư phải thay đổi lộ trình bán hàng dẫn đến nguồn cung mới trong giai đoạn này bị hạn chế.

Cùng với việc nguồn cung bị sụt giảm, thị trường năm 2019 cũng chứng kiến những cơn sốt đất xuất hiện và bùng phát ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Cơn sốt đất bắt đầu bùng phát ở Đà Nẵng và Quảng Nam ngay sau Tết Kỷ Hợi, lan tận tới các vùng quê khiến những mảnh đất còn nguyên bờ tre, gốc rạ cũng được hét giá "trên trời".

Cụ thể, tại xã Hòa Tiến, Hòa Châu… huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), một mảnh đất còn nguyên bụi tre, gốc rạ cũng được cò trả giá thấp nhất 700 triệu đồng lô 200m2. Đặc biệt, một tháng sau Tết, mức giá đã lên 1,5 - 2 tỷ đồng.

Các sản phẩm đất nền diện tích khoảng 100m2 ở khu vực Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) có mức giá từ 3 - 5 tỷ đồng (tùy vị trí). Tuy nhiên, chỉ trong 2 tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các sản phẩm đất nền tại đây đã nhanh chóng tăng thêm 600 - 800 triệu đồng mỗi lô và lập đỉnh mức giá mới.

Trong khi cơn sốt đất ở Quảng Nam, Đà Nẵng vẫn đang ở đỉnh điểm thì tại TP. Hồ Chí Minh, hiện tượng sốt đất bắt đầu quay trở lại vào thời điểm đầu tháng 3. Những địa bàn rục rịch tái sốt có thể kể đến như Cần Giờ, quận 9... Giá đất thời điểm sốt cũng tăng lên gấp đôi, gấp ba.

Tại Vân Đồn, sau khi được cởi trói giao dịch cùng với đó là nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn như sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đi vào hoạt động, giá đất tại thị trường cũng bắt đầu rục rịch sốt trở lại vào thời điểm sau Tết Kỷ Hợi. Tuy nhiên, giá đất vẫn thấp hơn so với thời điểm sốt nóng hồi đầu năm 2018.

Còn tại Hà Nội, tình trạng sốt đất thời gian vừa qua cũng xảy ra ở một số huyện ngoại thành như Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh,…

Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của các đợt sốt đất là do thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ và thiếu tính thống nhất, từ các cơ quan quản lý đến những đơn vị nghiên cứu thị trường. Việc thiếu thông tin chính là kẽ hở để các nhà đầu tư thu gom nhà, đất nhằm đầu cơ…

Những chính sách tác động đến thị trường

Năm 2019 được đánh giá là năm thị trường có nhiều ảnh hưởng từ chính sách, quy định mới. Tuy nhiên, đây đều là những chính sách nhằm hướng đến thiết lập thị trường phát triển ổn định, bền vững, tránh những “cú sốc” và những tác động tiêu cực đến nhà đầu tư, kinh tế - xã hội.

Đầu tiên phải kể đến việc chính quyền các thành phố lớn, các địa phương đang chú trọng rà soát toàn bộ các dự án sai phạm để sớm cấp phép cho những dự án đủ điều kiện phát triển và mở bán vào cuối năm 2019. Nhiều doanh nghiệp cũng đang khắc phục những sai phạm trước đây để thị trường dần ổn định trở lại.

Do đó, giới chuyên gia nhận định cuối năm 2019 và đầu 2020 thị trường bất động sản có những biến chuyển tích cực. Có thể cuối năm 2019 và sang năm 2020 thị trường sẽ có những hoạt động sôi động mới, phát triển tốt hơn.

Thứ hai là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết tín dụng vào bất động sản. Cụ thể, tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn hiện đã hạ xuống mức 45% và chỉ còn 40% kể từ ngày 1/1/2019. Lộ trình sửa đổi Thông tư 36 gồm 3 giai đoạn đến năm 2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn sẽ xuống còn 30%.

Mới đây, NHNN đã công bố dự thảo lấy ý kiến với Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn của các nhà băng với đề xuất nâng hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng sẽ là 150%.

Các chuyên gia thuộc cơ quan điều hành NHNN cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang mất cân đối, việc nâng hệ số rủi ro đối với các khoản vay tiêu dùng từ 3 tỷ đồng trở lên là nhằm hướng các chủ đầu tư làm nhà giá rẻ hoặc nhà ở xã hội, bởi nguồn cung sản phẩm này đang thiếu rất nhiều.

Về diễn biến thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2019, một số chuyên gia cho rằng, yếu tố chính sách sẽ tác động tới thị trường như việc sửa đổi một số luật như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang được giao sửa đổi Luật Nhà ở.

Mặc dù các luật sửa đổi nếu được thông qua cũng phải từ năm 2020 mới có hiệu lực, chưa tác động ngay tới thị trường nhưng các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị trước để tránh bị động.

Xu hướng thị trường bất động sản năm 2020

Nhận định về xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2019 - 2020 và những năm tiếp theo, nhiều tổ chức, chuyên gia có chung nhận định, thị trường chịu tác động từ nhiều xu hướng phát triển chính sau:

Thứ nhất, hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản đang ngày càng hoàn thiện theo hướng phát triển ổn định, bền vững. Do đó, năm 2020, thị trường sẽ tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản”; nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội và đổ mạnh đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.

Nhà ở bình dân lên ngôi

Thứ hai, nhà ở bình dân lên ngôi. Thị trường nhà ở Việt Nam sẽ có sự chuyển đổi sang mô hình phát triển dự án căn hộ từ xu thế thị trường sang phát triển bền vững hơn. Tức là xu hướng chuyển dịch lớn tới các căn hộ dành cho người thu nhập trung bình và thấp, hay nhà ở xã hội. Chính phủ Việt Nam đang hạn chế tài chính cho nhà ở, nên nhà đầu tư sẽ chọn lựa thị trường trung cấp nhiều hơn. Các nhà phát triển bất động sản, các dự án hiện sẽ tập trung nhiều vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, phục vụ khách hàng có nhu cầu thực về căn hộ thay vì chạy theo xu hướng của nhà đầu tư.

Thứ ba, căn hộ nhỏ và siêu nhỏ lên ngôi. Sự gia tăng của các căn hộ nhỏ và siêu nhỏ tại các dự án cao cấp và trung cấp cũng là xu hướng tất yếu trong năm 2019. Khoảng 10 năm trước đây, các dự án nhà cao tầng xây dựng căn hộ 2 phòng thường có diện tích 120m2, nhưng hiện nay không còn căn hộ nào 2 phòng mà trên 100m2. Như vậy, nhu cầu về kích thước căn hộ của bên mua và bên phát triển đã thay đổi. Bên cạnh đó, căn hộ đa năng đang là xu hướng tại các đô thị lớn, xu hướng này sớm muộn cũng tác động đến thị trường Việt Nam, thị trường mà người trẻ mua nhà ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bất động sản luôn đi theo hạ tầng, vận tải, đầu tư theo hạ tầng sẽ luôn mang lại lợi nhuận.

Thứ tư là hướng đến đô thị thông minh. Việt Nam cũng đang hướng đến xu hướng phát triển các thành phố, khu đô thị tích hợp. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ đã, đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Nền tảng số hóa và trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh đang trở thành một xu hướng mới của nhân loại. Việc xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh sẽ tạo ra giải pháp cho những vướng mắc tồn tại và giúp Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển đô thị bền vững trên thế giới.

Thứ năm là sự bùng nổ của bất động sản thương mại. Sự bùng nổ bất động sản thương mại cũng là yếu tố nổi bật được dự đoán trong năm 2019. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam. Các công ty công nghệ đang dần xuất hiện tại Việt Nam và đây là một điều rất tốt, cho thấy Việt Nam đang đi lên trong chuỗi giá trị bất động sản. Xét về cầu, Việt Nam đang vươn lên so với nhiều quốc gia khác trong khu vực về tốc độ phát triển không gian văn phòng cho thuê. Bên cạnh đó, thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng ảnh hưởng lớn nhất đến bất động sản bán lẻ của Việt Nam trong những năm tới đây.  

Nguồn reatimes.vn

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 3 năm 2019.

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019.

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin của báo cáo tài chính riêng lẻ quý 3/2019.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang khiến nhiều doanh nghiệp chuyển nhà máy sang Việt Nam. Khi nhu cầu mở xưởng tăng, giá thuê đất cũng cao hơn năm trước đó.

Một báo cáo mới đây của JLL cho rằng căng thẳng thương mại giữa các nước lớn đang khiến nhiều nhà sản xuất tìm cách chuyển dây chuyền sang Đông Nam Á.

Trong khi đó báo cáo nhận định Việt Nam là quốc gia sở hữu những yếu tố thuận lợi như tỷ lệ dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tiềm năng tiêu thụ hàng tiêu dùng rất lớn. Do đó, nhiều dòng vốn đang chuyển dịch sang Việt Nam.

Đó cũng là lý do khiến bất động sản công nghiệp đang ngày càng trở nên hấp dẫn. JLL cho biết mức giá thuê đất công nghiệp trung bình ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam là 95 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng lần lượt 15,8% và 6,7% so với cùng kỳ năm trước đó. JLL đánh giá đây là mức tăng khá nhanh.

Foxconn, nhà cung cấp linh kiện cho tập đoàn Apple đã mở dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: AFP.

Hãng nghiên cứu cũng nhận định các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhiều cách để chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Có thể là tìm kiếm liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp nội địa, thâu tóm quỹ đất, hoặc mua lại các nhà xưởng có sẵn đang hoạt động.

Thời gian gần đây, Tập đoàn Sharp cũng vừa công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam. Công ty sản xuất giày Brooks Running của Mỹ cũng đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang nước lân cận.

Foxconn, nhà cung cấp linh kiện cho tập đoàn Apple cho biết đã mua lại một nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam vào tháng 7 vừa qua.

Theo nghiên cứu từ Nikkei Asian Review, gần 70% trong số 33 công ty Trung Quốc được khảo sát đang có kế hoạch mở rộng ra nước ngoài và cân nhắc chọn Việt Nam làm điểm đến.

Tuy nhiên, các công ty đã có mặt tại Việt Nam cũng đưa ra những mối lo ngại trong việc tìm kiếm nguồn lao động tay nghề cao, nguồn hàng và rào cản cơ sở hạ tầng.

Theo Zing.vn

Cuối tháng 9/2019, Samsung đã lặng lẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng tại Trung Quốc. Công ty cũng tặng điện thoại Galaxy S10 và Note 10 cùng với một số tiền thưởng, cho nhân viên lâu năm.

Sự ra đi của nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới là đòn giáng mạnh vào sự thống trị của Trung Quốc trong ngành sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử, trong bối cảnh tiền lương tăng và mối đe dọa về thuế quan của Mỹ đè nặng lên các công ty khác, như Apple.

Các nhà phân tích cho biết, khoảng 2 năm trước, nhà máy Huệ Châu với 6.000 công nhân vẫn đang sản xuất 63 triệu điện thoại, chiếm 17% sản lượng toàn cầu của Samsung.

"Việc đóng cửa nhà máy Huệ Châu, Thiên Tân và Thâm Quyến là chiến lược nhằm đa dạng hóa rủi ro của các cơ sở sản xuất", một vị lãnh đạo của Samsung cho hay.

Bị thu hút bởi chi phí lao động rẻ hơn và giảm thuế khổng lồ, Samsung đã xây dựng nhà máy điện thoại thông minh đầu tiên tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam vào năm 2008 với giá 2,5 tỷ USD và một nhà máy khác ở Thái Lan với giá 5 tỷ USD vào năm 2013.

Thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh xuống 1%. Ảnh: Financial Times

Thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh xuống 1%. Ảnh: Financial Times

Mỗi năm, hai nhà máy này sản xuất 150 triệu chiếc điện thoại, chiếm khoảng 60% tổng số điện thoại Samsung trên toàn cầu. Tháng 7/2018, Samsung cho biết sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại Noida, Ấn Độ.

Mặc dù dịch chuyển nhà máy sản xuất sang các nước khác, nhưng Samsung vẫn giữ một phần sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ cho thị trường này. Tuy nhiên, thị phần của Samsung đã sụt giảm nhanh chóng từ 20% trong năm 2013 xuống còn 1% vào năm ngoái.

Ông Yanhui Wang, tổng thư ký của Liên minh di động Trung Quốc cho biết, Samsung đã không xem xét kỹ đặc thù của thị trường Trung Quốc.

“Thị phần của chúng tôi tại Trung Quốc đã giảm rất nhiều. . . Trước đây, các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc được bán ở các thị trường nước ngoài, song khả năng cạnh tranh của nó giờ đây đã giảm”, giám đốc điều hành của Samsung cho biết.

Samsung đã gặp khó trong việc cân bằng sự thống trị toàn cầu của mình trên thị trường điện thoại thông minh, và ra mắt các tính năng phù hợp với địa phương, để thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.

Thị phần các hãng điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II/2019. Ảnh: Financial Times

Thị phần các hãng điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II/2019. Ảnh: Financial Times

Mặc dù Samsung và các đối thủ Trung Quốc đều sử dụng hệ điều hành Google Android, nhưng các nhà sản xuất trong nước như Huawei và Xiaomi đã xây dựng các ứng dụng thay thế cho Google Play và các dịch vụ khác, vốn bị chặn ở Trung Quốc.

Lý do mà Samsung gia nhập Trung Quốc là nhờ thị trường khổng lồ và chi phí rẻ, nhưng hiện tại hai yếu tố này đã không còn, ông Cameron Chung, người phụ trách nghiên cứu tại ngân hàng Nomura ở Seoul cho biết.

Samsung vẫn đang đầu tư mạnh vào nhà máy sản xuất chip nhớ của mình ở Tây An. Trong khi Samsung sẽ tiếp tục sản xuất một số điện thoại thông minh cấp thấp hơn ở Trung Quốc thông qua hợp đồng sản xuất, các thiết bị cao cấp hơn như S10 giờ đây sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Ông Huang Weiping, giáo sư kinh tế tại Đại học Renmin, Bắc Kinh, cho biết, hầu hết hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc là lắp ráp thủ công có tay nghề thấp. Do đó, khi chi phí lao động tăng đã làm giảm lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của Samsung tại Trung Quốc.

"Vấn đề trong việc sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc là, thị trường này không thể cung cấp nhiều linh kiện giá rẻ cho việc sản xuất trong khi đó lợi thế về nhân công giá rẻ cũng không còn", ông Huang nói. Các nhà phân tích cho rằng tiền lương ở Trung Quốc cao gấp 2 lần so với ở Việt Nam và gấp nhiều lần tại Ấn Độ.

Ngành sản xuất tại Trung Quốc đang trở nên mạnh mẽ hơn. Ảnh: Financial Times

Ngành sản xuất tại Trung Quốc đang trở nên đắt đỏ hơn. Ảnh: Financial Times

Samsung không phải công ty duy nhất dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất của Mỹ bao gồm Google, Fitbit, GoPro và iRobot cũng đã đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong năm qua.

LG Electronics đang tăng sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, thay vì Trung Quốc, trong khi Sony cho biết vào tháng 3 rằng họ sẽ đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh Bắc Kinh và chuyển sang cơ sở tại Thái Lan.

Tuy nhiên, không phải tất cả việc đa dạng hóa sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc của các công ty đều thuận lợi.  GoPro là một trong những nhà sản xuất của Mỹ thực hiện dịch chuyển sớm nhất. Tháng 12/2018, GoPro tuyên bố họ sẽ chuyển sản xuất máy quay phim sang Mexico vào nửa cuối năm 2019 nhằm né thuế quan của Mỹ. Nhưng đầu tháng 10/2019, công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon đã buộc phải cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận cho dòng camera Hero8, do trì hoãn sản xuất.

Điều này cho thấy, mục tiêu đưa các tập đoàn điện tử lớn trở về Mỹ của Tổng thống Donald Trump còn khó hơn. Năm 2017, CEO Apple cho biết: "Tại Mỹ, nếu tổ chức một cuộc gặp mặt các kỹ sư gia công, tôi không chắc số người tham dự đủ lấp đầy một phòng họp. Nhưng tại Trung Quốc, số lượng kỹ sư gia công có thể lấp đầy nhiều sân bóng đá".

Nguồn Financial Times

페이지 7 / 전체 35

전략적 파트너십