Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính riêng 6 tháng đầu năm 2019.

 
 
 

Nhiều điều kiện sản xuất, nhập khẩu ôtô tại Nghị định 116 sẽ được thay thế theo hướng hậu kiểm thay vì tiền kiểm.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Nghị định 116/2017 với những đề xuất bỏ các điều kiện như doanh nghiệp muốn sản xuất, lắp ráp hay nhập khẩu ôtô phải có đủ nhân lực, phương án bảo đảm vệ sinh, lao động; đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy... Hay người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ôtô phải có trình độ đại học thuộc ngành cơ khí, ôtô và có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực này.

Tại một cuộc họp về điều kiện kinh doanh gần đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, sửa đổi nghị định này là phù hợp trong bối cảnh thị trường, hoạt động nhập khẩu ôtô đã đi vào ổn định.

"Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi quy định của Nghị định 116/2017 theo hướng ôtô nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Nếu đề xuất được chấp thuận, việc quản lý Nhà nước sẽ chuyển hướng từ tiền kiểm sang hậu kiểm thay vì đặt ra trong điều kiện cấp giấy phép kinh doanh.

 Xe nhập khẩu từ Thái Lan cập cảng Hiệp Phước ( TP HCM). Ảnh: Quốc Đoan.

Xe nhập khẩu từ Thái Lan cập cảng Hiệp Phước ( TP HCM).

Thực tế trong 2 năm qua, sau khi nghị định được ban hành, ngành ôtô trong nước đã có bước phát triển nhất định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý nhà nước cũng chặt chẽ hơn, không còn tình trạng lộn xộn trong hoạt động nhập khẩu.

Bằng chứng là lượng xe nhập khẩu tăng, các hãng đều xác nhận nguồn gốc và kiểu loại, thực hiện nghiêm túc quy định của Nghị định 116. Vì vậy, với năng lực của các trung tâm đăng kiểm hiện nay, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng việc cải cách trong quản lý, chuyển sang hậu kiểm là phù hợp.

Thực tế đề nghị sửa quy định kiểm định ôtô nhập khẩu theo kiểu loại thay vì theo lô từng được đưa ra từ năm 2018. Tuy nhiên trong một văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông & Vận tải cho rằng, nếu không kiểm soát theo lô sẽ tiềm ẩn nhiều hệ luỵ. Theo cơ quan này, doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng loạt xe về và chỉ đăng ký cho một lô đại diện, có thể là một xe duy nhất. Và như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ chọn xe tốt nhất để kiểm tra, được cấp giấy chứng nhận và sau đó đăng ký kiểm tra cho các lô tiếp theo với số lượng không giới hạn.

Góp ý sửa đổi Nghị định 116 mới đây, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định tại nghị định này đang khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí.

Theo VCCI, Nghị định 116 yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và an toàn kỹ thuật cho từng lô nhập khẩu, và chính quy định này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Thay vào đó, nên sửa theo hướng chứng nhận, thử nghiệm lần đầu và chấp nhận kết quả cho các lô hàng tiếp theo có cùng kiểu loại nếu không có sự thay đổi về thông số kỹ thuật.

Bên cạnh đó, VCCI cũng ghi nhận kiến nghị của các doanh nghiệp về sửa đổi quy định lô xe nhập khẩu và giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của cơ quan thẩm quyền nước ngoài (VTA). Cụ thể, Nghị định 116 quy định "lô xe nhập khẩu là các ôtô thuộc một tờ khai hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu ôtô" (khoản 10 Điều 3).

Có nghĩa là, một lô hàng có cùng vận đơn, cùng hóa đơn, cùng cảng đích, có số thuế nhập khẩu từ 12 chữ số sẽ phải làm thủ tục khai báo hải quan bằng giấy mà không thể sử dụng hệ thống thông quan tự động (VNACCS) do phải tách tờ khai để giảm trị giá.

Tuy nhiên, khi tách tờ khai, doanh nghiệp cần lấy ít nhất 2 ôtô nhập khẩu thay vì 1 xe đi làm mẫu. Điều này cũng làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp đề nghị bổ sung sửa đổi điểm này thành "một lô xe nhập khẩu là một lô hàng mà các ôtô có chung một vận đơn".

Theo VnExpress

Nhận được nhiều ưu đãi thuế quan, nhưng nếu doanh nghiệp không nâng cấp chuỗi sản xuất, nhất là truy xuất nguồn gốc... sẽ khó tận dụng tối đa ưu đãi của EVFTA.

Tại hội nghị "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU" ngày 28/8, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng EVFTA là cơ hội để Việt Nam trở thành đối tác của một thực thể gồm 28 nước có tổng quy mô GDP chiếm tới 18.000 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại, EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và hiện chiếm hơn 38% các kim ngạch xuất khẩu.

"Hiệp định này cũng là cơ hội giúp Việt Nam thực hiện thành công chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác, trong đó có kinh tế, thương mại, đầu tư... và để tránh việc Việt Nam bị phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể", ông Tuấn Anh đánh giá.

Nêu những con số định lượng về tăng trưởng thương mại, GDP nhờ EVFTA, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên cho hay, giá trị xuất khẩu Việt Nam sang EU sẽ tăng 20% vào năm 2020, và tăng lên gấp đôi vào 2030. Hiệp định này cũng giúp GDP Việt Nam tăng 2,18 - 3,25% trong giai đoạn 2019-2023 và 4,57 - 5,3% từ năm 2024 đến 2028.

Tuy nhiên, theo ông Thái, muốn tận dụng được tối đa các ưu đãi thuế quan do EVFTA mang lại, thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu sang EU, một trong những việc các doanh nghiệp Việt Nam cần làm ngay là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU.

Theo cam kết, khi hiệp định có hiệu lực, 85,6% số mặt hàng, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,2% số mặt hàng sẽ được hưởng thuế 0%, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

 

Công nhân Tổng công ty May 10 sản xuất áo sơ mi. Ảnh: TL

Công nhân Tổng công ty May 10 sản xuất áo sơ mi.

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, giày dép là ngành có lợi thế nhất khi EVFTA có hiệu lực với mức độ giảm thuế sâu, 80% dòng thuế và quy tắc xuất xứ không quá khắt khe. Tuy nhiên, ngành này hiện chủ yếu đang gia công cho các thương hiệu lớn, nên để gia tăng giá trị, ông Hoàn nói.

Lộ trình giảm thuế với ngành dệt may 42,5% số dòng thuế được xóa bỏ ngay, số còn lại về 0% sau 3-7 năm. Cơ hội mở ra cho ngành này rõ nét nhất là thu hút thu hút đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm, điểm nghẽn của ngành dệt may hiện nay trong vấn đề nguyên liệu nguồn. Từ đó giải quyết được nguồn cung vải thiếu hụt từ lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm. 

Nhưng điểm chung của 2 lĩnh vực này là "phần lớn gia công cho các ông chủ ngoại", nên theo Cục phó Cục Công nghiệp, muốn tận dụng ưu đãi thuế theo cam kết EVFTA, các doanh nghiệp dệt may, da giày cần chuyển sang công đoạn phát triển sâu, theo chuỗi từ phát triển nguyên liệu, thiết kế đến sản phẩm hoàn chỉnh... bên cạnh đảm bảo nguyên tắc xuất xứ trong EVFTA.

Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại lưu ý các doanh nghiệp phải đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào EU, nhằm tránh nguy cơ hàng Việt bị mượn danh để xuất sang thị trường này, gây ra hệ lụy có thể bị EU áp thuế chống bán phá giá. Ông Dũng nói, hành vi này khá đa dạng, phổ biến, nhưng hiện khá tinh vi, chẳng hạn như các vụ điều tra gỗ dán, pin mặt trời... sang EU vừa qua.

Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã ghi nhận 19 điều tra chính thức hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang nước nước thứ 3 bị nghi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế. Số lượng các cuộc điều tra gia tăng cùng với thương chiến thương mại Mỹ - Trung.

Ngoài ra, cần chú trọng vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất...

Theo VnExpress

Hãng tin Bloomberg trích dẫn lời ông Lê Đăng Dũng, TGĐ Tập đoàn Viettel cho biết mạng 5G Viettel sẽ triển khai thiết bị của Ericsson tại Hà Nội và công nghệ của Nokia ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có nghĩa Viettel không dùng thiết bị của hãng Huawei Trung Quốc đang bị Mỹ cấm vì những lo ngại về an ninh.
 

Trong một trả lời phỏng vấn gần đây với hãng tin Bloomberg tại Hà Nội, ông Lê Đăng Dũng cho biết thêm Viettel sẽ dùng bộ vi xử lý 5G của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ, thay vì dùng công nghệ của Huawei.

"Lúc này, chúng tôi sẽ không hợp tác với Huawei", ông Dũng nói. Người đứng đầu Viettel nói rằng hiện nay hợp tác với Huawei là hơi nhạy cảm khi có những thông tin rằng không an toàn khi sử dụng các thiết bị của Huawei.

Xem xét tất cả những thông tin như vậy, theo ông Dũng, quan điểm của Viettel là tập đoàn này nên hợp tác với các đối tác an toàn hơn. "Do đó chúng tôi chọn Nokia và Ericsson từ châu Âu," CEO của Viettel nói với Bloomberg. Viettel là nhà mạng có thị phần lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 60 triệu khách hàng ở quốc gia có dân số 96 triệu người.

Các nhà mạng nhỏ hơn của Việt Nam dường như cũng tránh xa Huawei. Bloomberg trích dẫn báo chí trong nước cho biết MobiFone hiện đang sử dụng thiết bị của Samsung trong khi Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam, tức Vinaphone, đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G.

Ông Dũng tin rằng Huawei hiện đang gặp khó khăn ở Việt Nam vì những công ty khác, cùng với Viettel đều không dùng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc.

Người đứng đầu Viettel khẳng định rằng quyết định của Viettel không sử dụng Huawei cho các mạng 5G là một quyết định mang tính kỹ thuật chứ không liên quan gì tới việc Mỹ cấm các công ty Mỹ giao dịch với Huawei.

"Chúng tôi quyết định không dùng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei – chúng tôi chỉ đưa ra quyết định của mình thôi," ông Dũng nói. "Nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, đã có bằng chứng cho thấy Huawei không an toàn cho an ninh của mạng lưới quốc gia. Do đó chúng tôi cần phải thận trọng hơn."

Theo VnReview

Với việc dừng chào thầu tín phiếu và tăng quy mô chào thầu, trong một phiên giao dịch, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 11.682 tỷ đồng thông qua thị trường mở...

Chênh lệch lãi suất giữa VND với USD đã nới rộng lên gần gấp đôi.

Phiên thứ hai liên tiếp, kênh cầm cố phát sinh hoạt động đáng chú ý. Lượng vốn hỗ trợ thị trường được bơm qua kênh này đã tăng mạnh lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Như VnEconomy đã đưa tin, trong phiên giao dịch đầu tuần (26/8), tại kênh cầm cố, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì quy mô chào thầu 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,75%. Các tổ chức tín dụng khớp được 750 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sang ngày 27/8, nhà điều hành tăng quy mô chào thầu lên 6.000 tỷ đồng, vẫn với kỳ hạn và lãi suất như trên. Giá trị được khớp lệnh cũng tăng lên 3.682 tỷ đồng. Qua đó, đưa khối lượng lưu hành trên kênh này tăng lên mức 4.432 tỷ đồng.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm ròng VND thông qua việc mua USD để ổn định tỷ giá cũng như gia tăng dự trữ ngoại hối. Và với lượng tiền được bơm, thanh khoản hệ thống thường xuyên dồi dào.

Nếu trừ đi những đợt cao điểm về thanh toán, chi trả thì nhu cầu mượn vốn qua OMO gần như không có. Vì vậy, diễn biến tại hai phiên giao dịch trên là khá khác lạ và đáng chú ý.

Ngoài ra, tại ngày 27/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không chào thầu tín phiếu. Trong ngày có 8.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống chỉ còn 5.000 tỷ đồng.

Bằng loạt động thái trên, chỉ trong một phiên giao dịch, phía nhà điều hành đã bơm ròng 11.682 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thi trường mở.

Ở khía cạnh khác, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND qua đêm đã vượt mốc 4%/năm, tăng rất nhanh so với mức 2,9%/năm ở vài tuần trước. Chênh lệch lãi suất giữa VND với USD đã nới rộng lên gần gấp đôi.

Cụ thể, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tăng mạnh 0,59 - 1,01 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên đầu tuần; giao dịch tại qua đêm 4,58%; 1 tuần 4,59%; 2 tuần 4,61% và 1 tháng 4,42%.

Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD giảm 0,01 - 0,03 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch tại qua đêm 2,29%; 1 tuần 2,38%; 2 tuần 2,48%, 1 tháng 2,59%.

Theo VnEconomy

Việt Nam có thể trở thành địa chỉ có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư cổ phần, cổ phiếu - một sếp của General Atlantic nhận định...

Công nhân làm việc trong một nhà máy may mặc ở Bắc Ninh - Ảnh: Bloomberg/CNBC

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài đang làm thay đổi trật tự chuỗi cung ứng toàn cầu và trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể trở thành một địa chỉ có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư cổ phần, cổ phiếu - một nhà điều hành cấp cao của công ty đầu tư Mỹ General Atlantic nhận định.

Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, ông Sandeep Naik, phụ trách thị trường Đông Nam Á thuộc General Atlantic, nói rằng với các công ty Mỹ đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, các nước ở Đông Nam Á sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

General Atlantic hiện quản lý khoảng 35 tỷ USD tài sản. Công ty này rót vốn chủ yếu vào các công ty khởi nghiệp (startup) có tiềm năng tăng trưởng lớn trong 4 lĩnh vực chính: tiêu dùng, dịch vụ tài chính, y tế và công nghệ.

"Chúng tôi xem Việt Nam là một điểm đến rất thú vị vào thời điểm này", ông Naik nói. "Với hoạt động sản xuất chuyển đến Việt Nam, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra, người dân có thu nhập khả dụng cao hơn. Điều đó sẽ khởi đầu cho một câu chuyện mới về tiêu dùng".

Ông Naik cũng nhìn thấy những cơ hội mới trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Ông giải thích rằng các công ty chuyển sản xuất đến Việt Nam cần vốn tín dụng. "Bởi vậy, tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất tầm trung sẽ tạo ra một cú huých cho ngành dịch vụ tài chính", ông nói.

Tuy nhiên, ông Naik không đề cập đến công ty cụ thể nào ở Việt Nam mà General Atlantic đang xem xét đầu tư.

Trao đổi với CNBC gần đây, một số chuyên gia khác cũng bày tỏ quan điểm lạc quan về cơ hội đầu tư ở Việt Nam, nhưng cũng cảnh báo về những thách thức.

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN Alexander Feldman cho rằng thị trường lao động Việt Nam đang thắt chặt, khiến nhiều doanh nghiệp thay vì chọn Việt Nam đang tính chuyển sản xuất tới các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan.

Nguồn VnEconomy

Xuất khẩu xăng dầu của doanh nghiệp Việt Nam trong 7 tháng qua tăng 8,8% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái...

Xăng dầu của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được 1,91 triệu tấn xăng dầu, thu về 1,17 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu xăng dầu trong tháng 7/2019 đã tăng 29,6% về lượng so với tháng trước đó, đạt 253.432 tấn và tăng 32% về kim ngạch, đạt 154,87 triệu USD.

Như vậy, sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 6/2019 thì sang tháng 7/2019 xuất khẩu xăng dầu đã tăng trở lại.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu 1,91 triệu tấn xăng dầu, thu về trên 1,17 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường xuất khẩu, xăng dầu của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Cụ thể, xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Đông Nam Á chiếm tới 47,7% tổng lượng xăng dầu xuất khẩu của Việt Nam và chiếm 42,9% trong tổng kim ngạch, đạt 911.880 tấn, tương đương 503,58 triệu USD, tăng 40,8% về lượng và tăng 25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Trong các Đông Nam Á, Việt Nam xuất khẩu xăng dầu nhiều nhất sang Campuchia với 444.995 tấn, tương đương 268,38 triệu USD, tăng 3% về lượng nhưng giảm 6,6% về kim ngạch.

Tiếp đó là xuất khẩu sang Thái Lan với mức tăng rất mạnh 406,9% về lượng và tăng 430,4% về kim ngạch, đạt 131.280 tấn, tương đương 71,51 triệu USD.

Xuất khẩu sang Singapore cũng tăng mạnh 338% về lượng và tăng 346,9% về kim ngạch, đạt 140.221 tấn, tương đương 64,38 triệu USD.

Xuất khẩu xăng dầu sang Malaysia đạt 120.199 tấn, tương đương 51,85 triệu USD, tăng 69% về lượng, tăng 80,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài các nước Đông Nam Á, Việt Nam còn xuất khẩu xăng dầu sang Trung Quốc, chiếm 15,5% tổng lượng xăng dầu xuất khẩu và chiếm 17,8% tổng kim ngạch, đạt 295.346 tấn, tương đương 209,48 triệu USD, tăng 6,4% về lượng, tăng 10,5% về kim ngạch và tăng 3,8% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Hàn Quốc giảm cả về lượng và kim ngạch, chỉ đạt 59.638 tấn, tương đương 36,69 triệu USD.

Nguồn VnEconomy

Trước đề xuất xây trung tâm thương mại của Central Group Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh giao Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm để tập đoàn này khảo sát, nghiên cứu triển khai.

Image result for tỉnh bắc ninh

Ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có buổi làm việc với ông Philippe Broianigo, Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Group Việt Nam.

Ông Philippe Broianigo cho biết doanh nghiệp này mong muốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại tỉnh Bắc Ninh. Theo đại diện doanh nghiệp, Central Group định hướng đầu tư dài hạn, mong muốn kết nối với các nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm trên địa bàn để đưa các sản phẩm, hàng hóa mang tính đặc thù của tỉnh vào kinh doanh trong hệ thống của tập đoàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giao Sở Xây dựng phối hợp, giới thiệu địa điểm để Tập đoàn Central Group Việt Nam khảo sát, nghiên cứu triển khai xây dựng trung tâm thương mại như đề xuất trước đó.

Image result for big c

Tập đoàn Central Group Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Central Group - một trong những Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, sở hữu nhiều trung tâm mua sắm, trong đó có chuỗi siêu thị Big C Việt Nam.

Nguồn CafeF

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra trong Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

 Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư

Theo đó, tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi, bổ sung quy định bảo đảm quyền, nghĩa vụ, công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, thu nhập và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư và chủ thể có liên quan, phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm.

Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động theo hướng minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều chỉnh hợp lý khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng để hạn chế tập trung lao động tại các đô thị lớn, giảm áp lực về cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trường mẫu giáo, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao,... phục vụ người lao động. Quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư, triển khai dự án và hoạt động của doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Về mục tiêu tổng quát cho việc định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Bộ Chính trị  đặt mục tiêu, sẽ hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030...

Theo Tạp Chí Tài Chính

Bất ổn thương mại Mỹ-Trung gia tăng khiến chứng khoán toàn cầu đi lùi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo Bloomberg, giới đầu tư chứng khoán thế giới đánh giá cơ hội tại Việt Nam vẫn lớn hơn rủi ro.

Đầu tư chứng khoán ở Việt Nam: Cơ hội lớn hơn rủi ro

Bức tranh vĩ mô của Việt Nam vẫn tươi sáng

Theo tính toán của Bloomberg, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 843 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam (hiện có quy mô 193 tỷ USD) trong 12 tháng qua tính đến ngày 14/8, ngay cả khi VN-Index đã giảm khoảng 0,9% giai đoạn này. VN-Index đã tăng 9,7% từ đầu năm 2019 đến nay khi kết thúc phiên giao dịch ngày 15/8, cao nhất trong số các thị trường Đông Nam Á và vượt xa mức tăng 0,8% trong chỉ số MSCI AC ASEAN.

Các nhà đầu tư bao gồm Federico Parenti tại Sempione Sim SpA ở Milan cho biết tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và việc Chính phủ Việt Nam có kế hoạch thoái vốn tại các công ty do nhà nước kiểm soát sẽ bù đắp đà sụt giảm giá cổ phiếu xuất phát từ xung đột thương mại.

“Tôi đã thay đổi quan điểm của mình”, Parenti, người giúp quản lý khoảng 3 tỷ USD bao gồm cả cổ phiếu Việt Nam tại Sempione Sim nói. “Khi bạn đầu tư vào một quốc gia, bạn sẽ phải làm điều đó trong thời gian dài”. Trong danh mục của quỹ này có cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) và CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HoSE: SAB).

Việc Chính phủ bán vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đã giúp thu về khoảng 5,16 nghìn tỷ đồng (tương đương 222 triệu USD) trong nửa đầu năm nay, thêm vào kỷ lục 5,09 tỷ USD từ đợt chào bán công khai lần đầu vào năm 2018.

Mark Mobius, nhà đầu tư nổi tiếng và là người điều hành Mobius Capital Partners, cho biết việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc tăng trưởng kinh tế luôn ở mức trên 6% đã hỗ trợ tốt cho thị trường vốn.

Với Bharat Joshi, người giúp quản lý 650 tỷ USD với tư cách là nhà quản lý quỹ tại Aberdeen Standard Investments, nhu cầu nội địa của Việt Nam vượt xa rủi ro phát sinh từ căng thẳng thương mại. Công ty này coi mua việc mua cổ phiếu VNM là một khoản đầu tư mỏ neo giữa những bất ổn.

“Việt Nam hiện đang có sự tăng trưởng theo cấu trúc, thu nhập trung lưu tăng, nhu cầu tín dụng bắt đầu mở rộng và Chính phủ đang làm tất cả những gì có thể đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa”, Joshi nói.

Cùng với đó, PYN Elite Fund cho rằng bức tranh vĩ mô của Việt Nam vẫn tươi sáng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2019 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, nếu tính trung bình trong 7 tháng đầu năm 2019 là 2,61%, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Chỉ số PMI của Việt Nam phục hồi lên mức 52,6 điểm trong tháng 7/2019, trong khi PMI của các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) vẫn duy trì ở các mức điểm số thể hiện sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất (dưới 50 điểm).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có thặng dư thương mại 200 triệu USD trong tháng 7/2019 và tính từ đầu năm 2019 là 1,8 tỷ USD. Thêm nữa, lượng vốn FDI giải ngân tăng 7,1%, nhờ đó góp phần nâng tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên mức kỷ lục 68 tỷ USD.

Theo PYN Elite Fund, điều này chắc chắn sẽ hỗ trợ đồng tiền Việt Nam ổn định trong thời gian tới, nhất là khi tỷ giá USD/Nhân dân tệ rớt ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào ngày 7/8/2019.

Image result for chứng khoán

Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo tính toán của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dựa trên dữ liệu từ Bloomberg, trong khi khối ngoại rút ròng khỏi thị trường chứng khoán của các nước thuộc nhóm thị trường mới nổi trong tháng 5/2019, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục được bơm ròng. “Điều này cho thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài”, BVSC nhận định.

Theo BVSC, một điểm đáng chú ý khác là trong 7.600 tỷ đồng mà khối ngoại mua ròng từ thị trường chứng khoán Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019, có tới 5.600 tỷ đồng (tương đương với 76,6% giá trị giao dịch) đến từ hoạt động bơm ròng của các quỹ ETF.

Ngoại trừ Quỹ iShares Frontier Markets 100 ETFs bán ròng - do tỷ trọng của Việt Nam trong bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index giảm từ 17% xuống còn 15% sau khi Argentina rời khỏi rổ cổ phiếu này, các quỹ ETFs khác như VanEck Vectors Vietnam ETF, DB Xtracker FTSE Vietnam ETF và VFMVN30 ETF đều cho thấy nhà đầu tư nước ngoài mua ròng.

“Điều này cho thấy dòng điền đến từ các quỹ ETFs đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng như 1 kênh hấp dẫn dòng tiền đầu tư từ nước ngoài”, BVSC cho biết.

Đối với việc xếp hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam của tổ chức FTSE, tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE.

BVSC tính toán nếu thị trường Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút khoảng từ 571,41 triệu USD đến 966,31 triệu USD, dòng vốn đầu tư từ các quỹ ETFs tracking theo chỉ số MSCI Emerging Markets và chỉ số mẹ. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hấp dẫn khoảng từ 420,03 triệu USD đến 710,30 triệu USD từ các quỹ đầu tư chủ động khác.

Theo Báo Chính Phủ

페이지 25 / 전체 35

전략적 파트너십