Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Liên doanh 2 nhà đầu tư là Tập đoàn Lee & Man và Tập đoàn Hokuetsu vừa báo cáo, đề xuất về dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 3 tỷ USD.

Theo đề xuất của liên doanh này, dự án 3 tỷ USD sẽ bao gồm tổ hợp công nghiệp gồm cảng nước sâu; Khu logistic; Nhà máy sản xuất giấy Tissue công suất 1 triệu tấn/năm; Các cơ sở sản xuất thiết bị phụ trợ ngành giấy tại Khu kinh tế Vũng Áng; Nhà máy điện sinh khối. Thời gian xây dựng khoảng 4 năm.

Dự kiến sẽ có 1 triệu tấn bột giấy và 1,2 triệu tấn sản phẩm giấy tissue được sản xuất hàng năm sau khi dự án được đưa vào vận hành.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ là một trong những khu công nghiệp liên quan đến giấy lớn nhất ở Đông Nam Á.

Tuy vậy, hai nhà đầu tư đang tìm hiểu về tiêu chuẩn công nghệ, môi trường, quỹ đất thực hiện dự án quá lớn (tổng cộng 6.000 ha, trong đó diện tích mặt biển 4.000 ha), giá nguyên liệu đầu vào; vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương…

Theo kế hoạch, năm 2019, Hà Tĩnh đặt mục tiêu thu hút khoảng 150 dự án đầu tư với tổng mức khoảng 2.500 triệu USD, trong đó vốn FDI khoảng 2.250 triệu USD. Như vậy, nếu dự án này đạt điều kiện đầu tư, Hà Tĩnh sẽ vượt chỉ tiêu thu hút đầu tư năm 2019.

Theo VnEconomy

Sau chương trình điện mặt trời được đánh giá thành công, điện gió ngoài khơi sẽ là phép thử tiếp theo với Việt Nam khi lưới điện đáp ứng kịp yêu cầu.

Chương trình điện mặt trời của Việt Nam thời gian qua được nhận định đã vượt qua các kỳ vọng, mang lại kết quả tích cực dù trước đó, các chuyên gia khu vực đã cẩn trọng về việc liệu chương trình có đem lại đủ lợi ích cho các nhà tài trợ trước các rủi ro thị trường hay không.

“Cuối cùng, mọi sự nghi ngờ đã được chứng minh là sai lầm và theo dự báo, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ 4,46GW công suất điện mặt trời sạch và mới”, Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) đánh giá trong báo cáo mới ra hôm nay.

Các nhà hoạch định chính sách về năng lượng tái tạo của Việt Nam nhờ sự kiên định trong công tác quản lý chương trình biểu giá mua bán năng lượng sạch hòa lưới (FiT) áp dụng cho điện mặt trời, đã được đền đáp bằng những thành tích ấn tượng về công suất năng lượng tái tạo.

Phép thử tiếp theo với năng lượng tái tạo Việt Nam

Giai đoạn tiếp theo của chương trình năng lượng tái tạo Việt Nam sẽ là điện gió.

Điều này sẽ hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam khi các dự án nhiệt điện than phải đối mặt với thách thức mới về môi trường và gây tổn hại về mặt kinh tế do những bước tiến nhanh chóng trong các giải pháp về năng lượng tái tạo tiết kiệm chi phí.

Bà Melissa Brown, tác giả của báo cáo, cố vấn tài chính năng lượng của IEEFA, cho biết chương trình điện mặt trời thành công của chính phủ Việt Nam là một điểm nhấn nổi bật giữa các thị trường năng lượng phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á.

“Việc hòa được vào lưới điện 4,46GW công suất điện mặt trời mới trong 2 năm là một thành tựu to lớn. Điều này thực sự khẳng định được những tham vọng về năng lượng tái tạo của chính phủ Việt Nam”, bà Brown cho biết.

Giai đoạn tiếp theo của chương trình năng lượng tái tạo Việt Nam sẽ là điện gió với tiềm năng gió ngoài khơi.

Theo bà Brown, thách thức hiện tại là ưu tiên các chương trình có thể cung cấp đúng loại công suất lưới điện để phục vụ các giải pháp năng lượng tái tạo.

Với việc nâng cao công suất truyền tải hiện có, các chương trình đấu giá công suất mới và ưu đãi giá để có công suất linh hoạt hơn có thể đáp ứng một phần lớn hơn nhu cầu điện năng của Việt Nam.

Các quan hệ đối tác mới giữa các nhà phát triển dự án trong và ngoài nước sẽ rất quan trọng đối với các dự án điện gió ngoài khơi vốn yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, bà Brown nhấn mạnh.

Theo báo cáo, các địa điểm gần bờ và ngoài khơi có tiềm năng lớn nhất đối với lĩnh vực điện gió và có thể được xây dựng gần các khu vực có nhu cầu điện năng lớn nhất, như TP.HCM.

Một vấn đề khác cần xem xét là liệu các ngân hàng và các nhà đầu tư toàn cầu có thể hợp tác để xây dựng các giải pháp tài chính phù hợp cho lĩnh vực điện gió Việt Nam. 

Theo The Leader

Các nhà quản lý quỹ thường thận trong và không đầu tư quá nhiều vào các thị trường, vốn không nằm trong chỉ số mà các quỹ thường mô phỏng.

Dù vậy, khoảng 1/5 các nhà quản lý vốn cổ phần thị trường mới nổi (EM) hiện đang sở hữu cổ phiếu tại Việt Nam, mặc dù đất nước không nằm trong chỉ số MSCI, FT nhận định.

Cụ thể, 19,7% quỹ đầu tư EM trên toàn cầu hiện đang nắm giữ cổ phiếu Việt Nam, gấp ba lần so với đầu năm 2014, theo dữ liệu từ Copley Fund Research, vốn theo dõi 193 quỹ với lượng tài sản kết hợp trị giá 350 tỷ USD.

Con số này minh chứng cho sự hào hứng của các nhà đầu tư ngoại với Việt Nam, vốn được cho là người chiến thắng lớn nhất từ ​​cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, với một loạt các công ty chuyển đến đây để thoát khỏi thuế quan thương mại ngày càng leo thang.

"Từ góc độ nhà đầu tư, Việt Nam là nước hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ - Trung", ông Steven Holden, giám đốc điều hành của Copley Fund Research, cho biết.

Ông Roddy Snell, người quản lý Quỹ Baillie Gifford Pacific, phân bổ 11,3% danh mục vào cổ phiếu Việt Nam, cho biết đây là "câu chuyện tăng trưởng cơ cấu tốt nhất ở châu Á (trừ Nhật Bản), tại các thị trường mới nổi".

Theo dữ liệu của Copley, kể từ năm 2011, bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu đã thúc đẩy ngày càng nhiều nhà quản lý quỹ đến Việt Nam, và đất nước hiện chiếm 0,26% danh mục của các quỹ thị trường mới nổi toàn cầu.

Mặc dù đây không phải là một con số lớn, nhưng đó là một động thái khác thường của các nhà quản lý danh mục đầu tư EM, khi họ phân bổ danh mục với một tỷ lệ như vậy vào thị trường mới nổi hoặc cận biên không nằm trong chỉ số MSCI.

Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt tiêu chuẩn của MSCI vào tháng 5 năm 2020. Phân bổ danh mục của các quỹ EM vào Việt Nam nhiều gấp 2,5 lần so với Ả Rập Saudi và cao hơn cả Cộng hòa Séc và Pakistan, vốn là những nước nằm trong chỉ số MSCI.

aa

  1. Tỷ lệ số quỹ thị trường mới nổi có đầu tư vào Việt Nam (đường màu xanh, tham chiếu cột bên trái)
  2. Tỷ trong phân bổ danh mục của các quỹ thị trường mới nổi vào chứng khoán Việt Nam (đường màu đỏ, tham chiếu cột bên phải).

Chuyên gia quốc tế nhận định rằng, nhờ vị thế giao thương độc đáo của mình, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút các nhà sản xuất nước ngoài quy mô lớn, xu hướng này tăng tốc sau khi Washington áp thuế quan thương mại lên Trung Quốc, điều này giúp Việt Nam có thặng dư thương mại song phương lớn thứ năm với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức.

Trong khi điều này có lợi cho nền kinh tế Việt Nam, việc thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia vào Việt Nam cũng không phải là sự đảm bảo rằng, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào chứng khoán Việt Nam

Thay vào đó, các nhà quản lý quỹ lại tập trung vào các cổ phiếu và lĩnh vực tại Việt Nam, mà họ tin rằng sẽ được hưởng lợi từ chi tiêu tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Ông Snell nói rằng Việt Nam có “nhiều công ty tốt và đang được giao dịch với định giá rẻ: với cùng tốc độ tăng trưởng, giá cổ phiếu của các công ty Việt Nam đang thấp hơn 40-50% so với các công ty cùng ngành tại các nước khác tại Châu Á”. Hơn nữa, ông lập luận rằng thanh khoản không còn là mối lo ngại lớn, khi giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã lên mức khoảng 300 triệu USD/ngày.

Tuy nhiên, một số rào cản vẫn còn, chẳng hạn như giới hạn nước ngoài sở hữu đối với một số cổ phiếu. Đây là lý do chính khiến Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được đưa vào chỉ số MSCI, FT nhận định.

Những giới hạn này đồng nghĩa các nhà đầu tư ngoại thường phải một mức giá cao hơn giá niêm yết trên sàn giao dịch, để mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư nước ngoài khác, khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài của cổ phiếu đó đã chạm trần giới hạn sở hữu.

Ông Mr Snell chia sẻ với FT rằng: “Đó là một trong những lý do chính khiến chúng tôi không đầu tư nhiều vào Việt Nam. Chúng tôi muốn mua cổ phiếu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG)  nhưng hiện tại phải mua với mức giá cao hơn 30%.”

Dù vậy, ông Holden vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam, vì cho rằng đất nước sẽ sớm được đưa vào chỉ số MSCI. Ông cho biết: “Nhiều khả năng khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thêm vào danh sách theo dõi của MSCI để nâng cấp thành thị trường mới nổi. Và các quỹ có thể sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam nếu điều này trở thành hiện thực".

Theo nguồn FT

ITU Telecom World là sự kiện có tầm ảnh hưởng toàn cầu và cũng là sự kiện quan trọng nhất trong năm của những người đang công tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Triển lãm Viễn thông Thế giới 2019 (ITU Telecom World 2019) vừa được tổ chức tại thủ đô Budapest của Bungary trong 4 ngày, từ ngày 9-12/9/2019. ITU Telecom World là sự kiện viễn thông quốc tế thường niên được tổ chức bởi ITU - cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc về CNTT và Truyền thông.

Triển lãm Viễn thông Thế giới 2019 thu hút sự tham gia của 5.000 đại biểu đến từ khoảng hơn 100 quốc gia trên thế giới. 

ITU Telecom World là nơi gặp gỡ của hơn 200 lãnh đạo cấp Bộ trưởng, những người đứng đầu các cơ quan quản lý viễn thông và CNTT, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tập đoàn, các hiệp hội chuyên ngành và giới truyền thông quốc tế. Đáng chú ý khi Việt Nam đã lần đầu tiên được lựa chọn để đăng cai tổ chức sự kiện này vào năm 2020. Trước đó, sự kiện này đã từng được tổ chức nhiều lần tại Singapore và Bangkok.

Phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm Viễn thông Thế giới năm 2019, với tư cách là chủ nhà của ITU Telecom World 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của viễn thông trong kỷ nguyên mới.

Viễn thông ngày nay là tất cả những gì liên quan đến số, Internet là Internet của vạn vật. Bộ trưởng nhấn mạnh một làn sóng mới về kết nối đang đến, đó là kết nối tất cả mọi người, kết nối vạn vật, kết nối mọi nơi và kết nối mọi lúc.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các quốc gia trên thế giới phải chung tay lại với nhau để có thể cùng nhau tiến xa hơn. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác để tạo ra một thế giới viễn thông mới, một thế giới số. Đó là thế giới của sự kết nối, mọi nơi, mọi lúc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Triển lãm Viễn thông Thế giới 2020 - Ảnh 1.

Chia sẻ với các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT.

Ngay trong năm nay, Việt Nam sẽ công bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, với phạm vi tác động bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và toàn thể xã hội. An toàn, an ninh mạng và nguyên tắc số sẽ là điều kiện bắt buộc của quá trình chuyển đổi này.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã chính thức thông báo về việc Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Triển lãm Viễn thông Thế giới vào tháng 9/2020 tại Hà Nội. Theo đó, Việt Nam sẵn sàng chào đón tất cả các quốc gia đến tham dự Triển lãm ITU Telecom World 2020.

Theo Trí Thức Trẻ

Cơ hội hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa thị trường Việt Nam và khu vực Trung Đông – châu Phi được các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao.

Trả lời phóng viên bên lề sự kiện gặp gỡ đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi tại Hà Nội, ông Maher Al Arayssi, Giám đốc văn phòng đại diện công ty C-food International s.a.l, Lebanon cho biết: “Cơ hội xuất khẩu đến Việt Nam rất đáng quan tâm và ngày càng được mở rộng. Rất nhiều công ty lớn đến và đầu tư ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã xuất khẩu đến Việt Nam, các nhà máy ngày càng phát triển và có tiêu chuẩn cao và đây là một thời điểm tuyệt vời. Chúng tôi nhìn thấy những cơ hội rất tốt ở Việt Nam.

Ông chia sẻ mong muốn phân phối các sản phẩm đến Việt Nam cũng như phát triển xuất khẩu từ Việt Nam đến Trung Đông và châu Phi. “Khi đến hội nghị này chúng tôi hy vọng được gặp gỡ giao lưu với các đối tác Việt Nam, gặp gỡ các cơ quan chính phủ để giải quyết những vướng mắc và phát triển sản phẩm của mình. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông chưa lớn lắm và chúng tôi hy vọng có thể phát triển mối quan hệ này trong tương lai.

Gap go Dai su cac nuoc Trung Dong- chau Phi, doanh nghiep ho hoi: Chung toi nhin thay nhieu co hoi tot o Viet Nam hinh anh 1

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường phát biểu khai mạc Hội nghị.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn giải quyết những rào cản để có thể xuất khẩu từ Việt Nam đi nhiều thị trường hơn, như hiện tại là để có thể xuất khẩu hải sản từ Việt Nam đến Ả rập Xê út. Chúng tôi yêu mến các bạn và tin tưởng vào đầu tư vào Việt Nam cũng như xuất khẩu từ Việt Nam.

Cần đẩy mạnh thương hiệu “made in Vietnam

Ông ADIB Kouteili, đồng sáng lập kiêm Giám đốc công ty PEB Steel Building, cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng cần đẩy mạnh kế hoạch để quảng bá thương hiệu. “Dù Việt Nam có nhiều mặt hàng chất lượng tốt nổi tiếng nhưng hiện tại thương hiệu 'made in Vietnam' vẫn cần phát triển nhiều hơn” – ông nói.

Các cơ quan như Bộ Ngoại giao đã tổ chức sự kiện ngày hôm nay rất tuyệt vời. Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương hỗ trợ rất tốt (cho doanh nghiệp)”.

Một điều quan trọng nhất tôi cho là kế hoạch “made in Vietnam” nên được đầu tư nhiều hơn. Để khi người ta nói đến ‘made in Vietnam’ thì ngay lập tức sẽ nghĩ đến sản phẩm tốt. Có rất nhiều sản phẩm đã được làm ở Việt Nam, nhiều công ty đặt dây chuyền sản xuất ở Việt Nam và có chất lượng rất tuyệt vời, nhưng thương hiệu ‘made in Vietnam’ chưa đủ mạnh.

Ông Kouteili nhận định cơ hội xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tốt hơn, các điều luật thuận lợi, cơ sở hạ tầng như hậu cần, các tuyến đường vận chuyển và các cảng biển phát triển. “Có thể chuyển hàng giữa Việt Nam và Thái Lan trong vòng 2 ngày” – ông nói.

Các công ty, các quốc gia đều có những khó khăn nhưng đối với Việt Nam thì chúng tôi đã hiểu về hệ thống và các quy định khá thuận lợi, những khó khăn ở đây không nhiều như ở các quốc gia khác. Chúng tôi thực sự tin rằng Việt Nam là một môi trường thuận lợi để đầu tư. Việt Nam là số một!

Gap go Dai su cac nuoc Trung Dong- chau Phi, doanh nghiep ho hoi: Chung toi nhin thay nhieu co hoi tot o Viet Nam hinh anh 2

Các đại biểu tham dự Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi năm 2019.

Đại sứ Ai Cập cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và khu vực. “Tôi có thể nói mối quan hệ giữa Việt Nam và khu vực đã rất phát triển nhiều trong những năm qua, và còn có thể phát triển hơn rất nhiều.

Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi tại Hà Nội. Là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của các quốc gia Trung Đông-châu Phi, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các quốc gia trong khu vực.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 69/70 quốc gia Trung Đông-châu Phi; có quan hệ thương mại với tất cả các quốc gia trong khu vực với kim ngạch hai chiều đạt trên 17,5 tỷ USD năm 2018, tăng 300% so với năm 2008; đầu tư trên 2,6 tỷ USD vào khu vực và tiếp nhận trên 7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực.

Việt Nam cũng đã triển khai thành công nhiều mô hình hợp tác song phương, ba-bốn bên, với sự hỗ trợ của một số quốc gia phát triển và tổ chức quốc tế, về nông nghiệp, y tế, giáo dục… với các quốc gia châu Phi. Viễn thông, lao động… cũng là những điểm sáng trong hợp tác, được dư luận hai bên ghi nhận và đánh giá cao.

Khu vực Trung Đông- châu Phi gồm 70 quốc gia, dân số 1,6 tỷ người, diện tích trên 36 triệu km2, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng. Mặc dù còn nhiều thách thức, song trong những năm qua, các quốc gia Trung Đông-châu Phi không ngừng nỗ lực hội nhập với xu thế chung toàn cầu là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, nâng cao vai trò và tiếng nói trong các vấn đềkhu vực và quốc tế.

17 nước khu vực hiện có Đại sứ quán tại Hà Nội (gồm Iran, Israel, Qatar, Kuwait, Oman, Palestine, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Angola, Algeria, Ai Cập, Lybia, Maroc, Mozambique, Nigeria, Nam Phi) và 52 Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi kiêm nhiệm Việt Nam đặt trụ sở tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Pháp.

Theo VTC News

Liên doanh 2 nhà đầu tư là Tập đoàn Lee & Man và Tập đoàn Hokuetsu (Nhật Bản) đề xuất đầu tư dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp với tổng mức đầu tư 3 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Doanh nghiệp Nhật đề xuất rót 3 tỷ USD làm dự án giấy lớn nhất ASEAN tại Vũng Áng

Liên doanh 2 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản mới đây đã có báo cáo đề xuất đầu tư dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp gồm: Cảng nước sâu; khu logistic; Nhà máy sản xuất giấy Tissue công suất 1 triệu tấn/năm; các cơ sở sản xuất thiết bị phụ trợ ngành giấy tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh; nhà máy điện sinh khối.

Tổng mức đầu tư dự án 3 tỷ USD, thời gian hoàn thành dự án sau 4 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm.

Theo liên doanh 2 nhà đầu tư, đây sẽ là một trong những khu công nghiệp liên quan đến giấy lớn nhất ở Đông Nam Á. Sau khi hoàn thành dự án, sẽ có 1 triệu tấn bột giấy và 1,2 triệu tấn sản phẩm giấy tissue được sản xuất hàng năm.

“Dự án đi vào hoạt động sẽ kéo theo các đối tác kinh doanh địa phương tham gia vào các công việc: Xây dựng, thương mại điện tử, hậu cần, chuyển phát nhanh, trồng rừng và công nghệ thông tin trong khu vực lân cận. Dự án cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.282 lao động trực tiếp tại nhà máy và 3.000 lao động liên quan”, liên doanh 2 nhà đầu tư đến từ Nhật cho biết thêm.

Đại diện 2 tập đoàn cũng cam kết sẽ đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, công nghệ của Việt Nam cũng như quốc tế.

Theo lãnh đạo Hà Tĩnh, nhà đầu tư cũng cần làm rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn công nghệ, môi trường, quỹ đất thực hiện dự án quá lớn (tổng cộng 6.000 ha, trong đó diện tích mặt biển 4.000 ha), giá nguyên liệu đầu vào; vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương…

Đồng thời đề nghị nhà đầu tư làm rõ thêm về các lĩnh vực Hà Tĩnh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư như cảng biển, logistics...  

Theo Bizlive

Ngày 12/9/2019, Viettel đã phát sóng 1.000 trạm sử dụng công nghệ NB-IoT, phủ kín 100% địa bàn TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ kết nối Internet cho vạn vật và đưa thành phố này trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng IoT diện rộng.

Viettel cho biết, tại Hà Nội, Viettel đã phát sóng gần 500 trạm NB-IoT (Narrow Band - Internet of Things) tại quận Cầu Giấy và các huyện ngoại thành. Trong tháng 9 này, sóng NB-IoT của Viettel sẽ phủ 100% thủ đô với số lượng trạm tương tự TP. Hồ Chí Minh.

Song song với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới cho IoT, hiện nay, Viettel đang đẩy nhanh tiến độ triển khai nền tảng (platform) để sớm cung cấp hệ sinh thái các ứng dụng về NB-IoT của Viettel tới khách hàng như đỗ xe thông minh, giám sát chất lượng không khí, giám sát vị trí, thiết bị đo lường,…

Related image

Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: “Không chỉ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mục tiêu của Viettel là đưa công nghệ IoT tới tất cả tỉnh/thành trên cả nước và các thị trường nước ngoài. Với khả năng phủ rộng và phủ sâu, NB-IoT giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ở bất cứ khi nào và ở đâu, bao gồm cả những vị trí thách thức nhất như hầm tòa nhà, đường hầm hay khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo”.

Công nghệ NB-IoT được Viettel thiết kế, phát triển trên hạ tầng 4G hiện có bao gồm cả trạm gốc, ăng ten và băng tần được cấp phép. NB-IoT thuộc nhóm công nghệ Low Power WAN IoT (mạng diện rộng, công suất thấp cho IoT) với ưu điểm vùng phủ rộng, tiết kiệm pin, chi phí kết nối thiết bị thấp và cho phép một lượng lớn các thiết bị có thể kết nối tới mạng.

Dự kiến ngày 21/9/2019, Viettel sẽ tổ chức sự kiện công bố hoàn thành phát sóng hạ tầng cho IoT và 5G tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng thành phố này trở thành đô thị thông minh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel đang là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ này.

Theo ICT News

Những năm gần đây thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống tăng trưởng chậm, với mức tăng hàng năm từ 4-5%, doanh thu tăng 6-7%. Còn thuê bao truyền hình OTT tăng trưởng mạnh cả về nhu cầu sử dụng và doanh thu, với tốc độ tăng trưởng tới 50%/năm.

Theo nguồn tin từ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), tại Hội thảo “Các giải pháp tăng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền” diễn ra tại TP.Huế mới đây, thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống phát triển rất chậm, cơ bản đã bão hòa. Trong khi đó, thuê bao truyền hình OTT (dịch vụ truyền hình trên nền tảng Internet) phát triển như vũ bão, thuê bao năm sau gấp đôi năm trước.

Image result for truyen hinh ott

Cả nước hiện có 297 kênh truyền hình trong nước, 70 kênh truyền hình nước ngoài được cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền (PayTV). Mặc dù có đến 80% người Việt Nam xem nội dung truyền hình do Việt Nam sản xuất, nhưng tỷ lệ bình quân khán giả xem truyền hình và tiếp cận truyền hình có xu hướng giảm. 

Thông tin chia sẻ tại Hội thảo cũng cho thấy, những năm gần đây thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống tăng trưởng chậm, với mức tăng hàng năm chỉ từ 4-5%, doanh thu tăng 6-7%. Trong khi đó, thuê bao truyền hình OTT tăng trưởng mạnh về cả nhu cầu sử dụng và doanh thu, với tốc độ tăng trưởng tới 50%/năm. Điều này cho thấy, thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống phát triển rất chậm, cơ bản đã bão hòa. Trong khi đó, thuê bao truyền hình OTT phát triển như vũ bão, thuê bao năm sau gấp đôi năm trước.

Với xu hướng chuyển dịch sang OTT như vậy, dịch vụ truyền hình OTT sẽ ngày càng chiếm ưu thế. Thị trường để phát triển dịch vụ truyền hình OTT còn rất lớn, nhưng cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Ông Tạ Sơn Đông, Phó Tổng giám đốc VTVCab cho biết, VTVCab là lấy nội dung làm “vũ khí chiến lược”, bởi vì khán giả sẽ làm chủ động lựa chọn xem gì, khi nào và ở đâu. Do đó, mục đích của VTVCab là cung cấp gói nội dung khác biệt. Nội dung phải là giá trị cốt lõi của truyền hình, là công cụ cạnh tranh quan trọng bậc nhất. Nội dung khác biệt sẽ tạo điểm nhấn cho dịch vụ, nội dung đặc sắc là điểm mạnh và lợi thế duy nhất của nhà cung cấp dịch vụ.

Tại Hội thảo, ông David Sismon, Phó Chủ tịch cấp cao Hãng truyền hình HBO cho hay, dịch vụ truyền hình OTT HBO GO được phân phối tại Việt Nam thông qua công ty Q.net với tư cách đối tác về kỹ thuật và phân phối. Theo đó, Q.net cấp quyền phân phối cho các nền tảng OTT và PayTV hiện có tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ lưu trữ và truyền phát nội dung của HBO GO.

“Chiến lược của HBO châu Á là cung cấp cho những khách hàng hiện tại cùng các đối tác PayTV quyền truy cập vào các sản phẩm theo yêu cầu mà chúng tôi sở hữu, đồng thời mở rộng ra các thị trường mới tới những khách hàng hiện chưa tham gia vào hệ sinh thái PayTV”, ông David Sismon chia sẻ.

Cũng theo đại diện HBO, với việc sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền OTT trên nền tảng PayTV, người dùng tại Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thư viện đầy đủ các nội dung do HBO sản xuất, được thưởng thức những phim bom tấn Hollwood mới nhất trên Pay TV.

Theo ICT News

Các trung tâm mua sắm "siêu lớn" tích hợp công nghệ thông minh sẽ xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vào năm 2020.

Đại trung tâm thương mại đổ bộ thị trường bán lẻ

Tại hội thảo "Làn sóng bán lẻ mới" diễn ra ngày 12/9, Vincom Retail công bố đang xây dựng tổng cộng 3 đại trung tâm thương mại tại khu Đông TP. Hồ Chí Minh cũng như phía Đông và Tây Hà Nội. Đặc điểm chung của các đại trung tâm thương mại này là đều nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống các khu đô thị Vinhomes.

Bộ ba siêu trung tâm thương mại tương lai dự kiến đón khách vào cuối năm tới không chỉ có quy mô siêu lớn mà còn tích hợp công nghệ, cung cấp trải nghiệm mua sắm hiện đại với không gian mở cho người dùng. Đơn cử một đại trung tâm mua sắm sẽ được xây dựng tại Nam Từ Liêm Hà Nội dự kiến có công nghệ tìm chỗ đậu xe điện tử, bản đồ số, tích hợp các ứng dụng đặt bàn, đặt vé xem phim...

Giám đốc công ty Concept I, ông Richard Wood nhận định xu hướng mới của các mô hình trung tâm bán lẻ hiện đại là biến nơi này thành không gian xã hội, tích hợp đa phương tiện, có nhiều hình thức thu hút khách hàng đến mua sắm, trải nghiệm.

Một điểm bán lẻ mới tại TP. Hồ Chí Minh tích hợp nhiều trải nghiệm cho khách mua sắm.

Trong một báo cáo công bố cuối quý I/2019 về sự chuyển biến đa cực của thị trường bán lẻ, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, Stephen Wyatt nhận định, xu hướng trung tâm thương mại quy mô từ lớn đến siêu lớn, tích hợp công nghệ thông minh và đa chức năng sẽ chiếm lĩnh thị trường trong thập niên tới.

Hiện nay các trung tâm thương mại đã sẵn sàng chào đón những khách thuê cung cấp dịch vụ "phi bán lẻ". Điển hình là những nền tảng kết nối cộng đồng như không gian co-working (văn phòng chia sẻ), hệ thống giáo dục (học ngoại ngữ) và phòng tập thể hình, tập yoga chỉ trong vài bước chân trong một khu mua sắm.

Ông Stephen Wyatt nhận định, đối với giới trẻ thuộc thế hệ millenials (những người sinh ra từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000), khung giờ hành chính truyền thống đang dần chuyển sang chế độ tích hợp công việc - cuộc sống. Do đó, các đại trung tâm thương mại càng tích hợp được nhiều chức năng càng có cơ hội đánh chiếm thị trường nhanh hơn.

Nghiên cứu của Công ty A.T Kearney cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam có chỉ số phát triển đứng thứ 6 thế giới, nhưng mức cung hiện tại còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây sẽ là cơ hội mở cho các đại trung tâm thương mại có tích hợp công nghệ thông minh phát triển trong thời gian tới.

Theo Tạp Chí Tài Chính

 

Trong tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 3,43 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong 8 tháng lên 5,37 tỷ USD.

Con số xuất siêu bất ngờ này là do trong kỳ 2 tháng 8 (từ ngày 16/8 đến ngày 31/8), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 25,52 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 2,82 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8.

Xuất siêu bất ngờ vượt 5 tỷ USD - Ảnh 1.

Cán cân thương mại 8 tháng đầu năm 2019 (Đơn vị: Triệu USD)

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 8 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng đạt 337,22 tỷ USD, tăng 8,1%, tương ứng tăng 25,18 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2018.

Về xuất khẩu , tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 đạt 13,91 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 1,96 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 8.

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 8 biến động tăng so với kỳ 1 ở một số nhóm hàng: Hàng dệt may tăng 339 triệu USD, tương ứng tăng 22,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 271 triệu USD, tương ứng tăng 16,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 216 triệu USD, tương ứng tăng 7,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 186 triệu USD, tương ứng tăng 25,7%; hàng thủy sản tăng 90 triệu USD, tương ứng tăng 25%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 90 triệu USD, tương ứng tăng 21,2%...

Xuất siêu bất ngờ vượt 5 tỷ USD - Ảnh 2.

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 8 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Như vậy, tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 171,3 tỷ USD, tăng 8,1%  tương ứng tăng 12,85 tỷ USD so với 8 tháng năm 2018.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 8 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 1,09 tỷ USD so với kỳ 1, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm của nhóm các doanh nghiệp này lên 117,21 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 5,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 68,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Xuất siêu bất ngờ vượt 5 tỷ USD - Ảnh 3.

Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 8 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 đạt 11,61 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 861 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 8 tăng so với kỳ 1 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại tăng 235 triệu USD, tương ứng tăng 31,8 %; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 127 triệu USD, tương ứng tăng 8,3%; ngô tăng 64 triệu USD, tương ứng tăng 81,8%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 54 triệu USD, tương ứng tăng 33,7%...

Như vậy, tính đến hết tháng 8, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 165,92 tỷ USD, tăng 8,0% (tương ứng tăng 12,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Bizlive

페이지 19 / 전체 35

전략적 파트너십