Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Mức thuế suất nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng dầu mỏ thô (mã hàng 2709.00.10) sẽ giảm từ 5% xuống 0%.

Thuế nhập khẩu dầu thô giảm về 0% từ ngày 1/11

Kim ngạch nhập khẩu dầu thô tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2019.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 28/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số quy định áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 1/11/2019.

Mức thuế suất mới 0% của dầu thô sẽ bằng với thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) từ 172 nước, vùng lãnh thổ có đối xử tối huệ quốc với Việt Nam. 

Theo đó, ngoài việc điều chỉnh thuế nhập khẩu dầu thô, quyết định 28/2019/QĐ-TTg cũng sửa đổi mô tả hàng hóa của một số mặt hàng khác như giấy bạc ngân hàng (banknotes), loại pháp định; cần trục trượt trên giàn trượt (cần trục cổng di động), cần trục vận tải, cổng trục, cầu trục, khung nâng di động và xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống; máy dùng để chiết xuất hoặc chế biến dầu hoặc mỡ động vật, dầu hoặc chất béo thực vật không bay hơi; phương tiện lưu trữ thông tin bán dẫn; bóng đèn tia cực tím hoặc bóng đèn tia hồng ngoại, bóng đèn hồ quang; bơm tiêm, kim tiêm, ống thông, ống dẫn lưu và loại tương tự... 

Trước đó, việc duy trì thuế suất nhập khẩu 5% với dầu thô khiến một số doanh nghiệp lọc dầu lo lỗ, giảm hiệu quả chế biến sản phẩm xăng, dầu trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8 đã có hơn 640 nghìn tấn dầu thô được nhập về, trị giá 300 triệu USD, tăng 20% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, lượng dầu thô nhập về gần 5,5 triệu tấn, trị giá hơn 2,6 tỷ USD, tăng tới 1,3 lần so với cùng kỳ năm trước về lượng. 

Ngoài ra, giá dầu thế giới đang tăng mạnh. Dầu thô Brent đầu tuần đã lên mức 69,34 USD/thùng, tăng 15% so với phiên trước đó, đạt mức tăng hằng ngày cao nhất kể từ năm 1988. Giá dầu thô WTI cũng ở mức 62,9 USD/thùng sau khi tăng 8,05 USD (14,7%) so với phiên trước, đạt mức tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2008. 

Theo The Leader

Việt Nam có mức tiến năng lực cạnh tranh du lịch nhanh nhất trong ASEAN và được đánh giá có cải thiện cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về độ mở quốc tế và cơ sở hạ tầng giao thông hàng không.

Việt Nam ‘nhảy’ 4 bậc về năng lực cạnh tranh du lịch

Độ mở quốc tế của Việt Nam là một trong các chỉ số được cải thiện mạnh mẽ nhất.

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch 2019 (The Travel & Tourism Competitiveness Report) công bố bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp vị trí thứ 63/140, tăng 4 bậc so với danh sách 2 năm trước.

Trong 4 trụ cột đánh giá chính, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ tại yếu tố chính sách và điều kiện cho phép đối với ngành lữ hành và du lịch. Các chỉ số bao gồm độ ưu tiên, độ mở quốc tế, cạnh tranh giá và bền vững về môi trường đều tăng điểm và bậc so với năm 2017.

Trong các yếu tố liên quan đến độ mở quốc tế, chỉ số về yêu cầu visa tăng mạnh nhất, tăng tới 63 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu. Đây cũng là yếu tố cải thiện mạnh mẽ nhất trong năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam.

Hạ tầng giao thông hàng không cũng được đánh giá là một trong những yếu tố được cải thiện nhất của Việt Nam khi chỉ số này tăng 11 bậc, giúp Việt Nam trở thành thị trường du lịch có sự cải thiện hạng mục này cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trụ cột về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam có sự sụt giảm nhẹ so với 2 năm trước nhưng vẫn ở vị trí cao là 26/140.

Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á về năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Năm 2018, du lịch Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 20% so với năm 2017 nhờ sự đóng góp của các thị trường khu vực Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong 3 năm qua, khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh với con số của năm 2018 tăng gần gấp đôi năm 2015. 

Theo The Leader

Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành có tổng vốn đầu tư 6.800 tỷ đồng, quy mô khoảng 45.000 m2.

UBND TP. HCM vừa giao Ban quản lý Đường sắt phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai thực hiện công việc của dự án trung tâm thương mại ngầm Bến Thành.

TP.HCM sắp có trung tâm thương mại ngầm Bến Thành

Phối cảnh trung tâm thương mại ngầm Bến Thành

Công trình được xây dựng tại tầng hầm B1 của Nhà ga Metro Bến Thành (trung tâm) và đoạn đi ngầm dưới đường Lê Lợi (chiều dài khoảng 500 m) của tuyến Đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tức là có vị trí ngầm từ chợ Bến Thành đến Nhà hát Thành phố.

Dự án có quy mô khoảng 45.000 m2, gồm khu vực cửa hàng, thương mại rộng 18.100 m2; hành lang và quảng trường ngầm 21.500 m2.

Đồng thời, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được yêu cầu tổ chức thi tuyển quốc tế chọn ý tưởng thiết kế khu vực Nhà ga Metro Bến Thành. Yêu cầu đặt ra là Trung tâm thương mại ngầm phải kết nối với không gian đô thị các tuyến đường xung quanh như Lê Lợi, Hàm Nghi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ và các tòa nhà lân cận.

Trung tâm thương mại ngầm được triển khai đồng bộ với gói thầu 1a của tuyến Metro số 1 sẽ giảm tác động đến việc đào lấp đường hai lần trong quá trình thi công, cũng như tránh ảnh hưởng đến tuyến metro này khi đi vào hoạt động.

TP.HCM sắp có trung tâm thương mại ngầm Bến Thành 1Công trình được xây dựng tại tầng hầm B1 của Nhà ga Metro Bến Thành (trung tâm) và đoạn đi ngầm dưới đường Lê Lợi

Dự án Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành được Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý triển khai hồi cuối năm 2016. TP.HCM được giao nghiên cứu phương án vay toàn bộ nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính để thống nhất phương án phù hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Trong tờ trình của UBND TP.HCM gửi Chính phủ tháng 5/2016, liên danh Công ty cổ phần Toshin Development, JOIN, Nikken Sekkei và Osaka Chikagai (đại diện là Toshin) được đề nghị chỉ định là nhà đầu tư thực hiện dự án đối với cấu phần cửa hàng và thương mại thuộc khu Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành.

Theo The Leader

Bối cảnh thời đại mới đang mang lại cho ngành điện tử Việt Nam những cơ hội mới nhưng cùng với đó là sự cạnh tranh gia tăng và thách thức ngay trên thị trường nội địa.

Năm 2019 đánh dấu những thay đổi mang tính đột phá cho ngành điện tử Việt Nam, bao gồm xu hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất linh kiện điện tử từ các thị trường quốc tế sang Việt Nam cũng như các thỏa thuận của Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA).

Bối cảnh này hứa hẹn mở ra nhiều cánh cửa mới cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) nhận định, quá trình toàn cầu hoá đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất và cung ứng cho các doanh nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ ngay tại thị trường nội địa.

Cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của công nghiệp điện tử

Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành điện tử tại Việt Nam phần đông vẫn là DNNVV

Do đó, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng đầu ra cũng như tìm được nguồn cung ứng và các mạng lưới hỗ trợ.

Theo bà, để có thể gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc thiết lập các liên kết, kết nối với doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI. Cùng với đó, nguồn vốn đầu tư của ngành điện tử trong khu vực và trên thế giới là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Phát biểu tại diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2019 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế lần thứ 12 về thiết bị, công nghệ kiểm tra hàn linh kiện bề mặt SMT và công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế tạo điện tử (NEPCON), bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, Phó giám đốc trung tâm IPS, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã đưa ra các vấn đề liên quan đến ngành, cơ hội từ EVFTA cũng như chính sách kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo đó, sự kiện Việt Nam ký EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh châu Âu (IPA) vào cuối tháng 6 tại Hà Nội được đánh giá là cơ hội vàng cho hợp tác kinh tế giữa tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp điện tử nói riêng với các nước trong Liên minh châu Âu (EU), thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.

Bà Thúy cho rằng, khi ngành điện tử Việt Nam và các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể xây dựng được mạng lưới cung ứng và sản xuất được các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế thì việc tăng cường năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ diễn ra nhanh chóng.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận thông tin và hỗ trợ từ các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy đầu tư từ doanh nghiệp và nguồn vốn FDI cũng là một bước mà các doanh nghiệp nên cân nhắc nếu muốn tạo ra đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành điện tử tại Việt Nam phần đông vẫn là DNNVV. Tại các quốc gia Đông Nam Á đang trên đà phát triển nói chung, nhóm các DNNVV vẫn được xem là trụ cột, xương sống của nền kinh tế.

Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) đã quyết định thực hiện Dự án Liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) trong giai đoạn 2018 – 2023 với tổng ngân sách dự kiến là 22,1 triệu USD.

Dự án có mục tiêu củng cố mối quan hệ nhà cung cấp - bên mua, nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo The Leader

Việt Nam đã vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Singapore.

Việt Nam lọt top 10 nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư

Chi phí sản xuất rẻ vẫn là yếu tố hấp dẫn của thị trường Việt Nam

Theo xếp hạng của US News & World Report về các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ từ vị trí 23 năm ngoái lên vị trí thứ 8 năm nay.

US News & World Report đánh giá rằng, những cải cách chính sách kinh tế từ năm 1986 đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn.

Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên hội nhập hơn khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Liên hợp quốc cũng như tham gia vào ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cùng các hiệp định thương mại lớn.

Sức hấp dẫn để đầu tư vào (Invest in) là yếu tố Việt Nam dành được xếp hạng cao nhất trong các đánh giá của US News & World Report.

Về xếp hạng chung, Việt Nam đứng thứ 39 trong danh sách các quốc gia tốt nhất thế giới 2019, tăng từ vị trí 44 của năm ngoái. Trong đó, tiêu chí mở cửa kinh doanh (Open for business) đạt điểm cao nhất nhờ đóng góp của yếu tố chi phí sản xuất rẻ.

Năm nay, xếp hạng nền kinh tế tốt nhất để đầu tư của US News & World Report có sự thay đổi lớn khi 3/5 nền kinh tế dẫn đầu danh sách thậm chí không được xếp hạng vào năm ngoái.

Xếp hạng dựa trên ý kiến của 7.000 lãnh đạo công ty trên toàn cầu, đánh giá theo 8 tiêu chí, bao gồm tinh thần khởi nghiệp, sự ổn định kinh tế, chính sách thuế thuận lợi, sự sáng tạo, lao động có tay nghề, chuyên môn về công nghệ, sự năng động và vấn đề tham nhũng.

Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên một báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), trong đó nhấn mạnh 4 yếu tố để một quốc gia trở thành địa điểm đầu tư tốt là con người, môi trường, các mối quan hệ và khung pháp lý. 

Theo The Leader

Công ty của Hàn Quốc muốn đầu tư hơn 700 triệu USD xây dựng hạ tầng các điểm bán hàng (Poit of Sale-POS) dùng chung tại Việt Nam.

Chiều 19/9, tại buổi gặp với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ông Park Byounggun, Giám đốc Công ty công nghệ Alliex (Hàn Quốc) cho biết, hồi tháng 6/2019, trong dịp Đối thoại lần thứ nhất về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc cấp Phó Thủ tướng Chính phủ, công ty Alliex đã bày tỏ mong muốn đầu tư hơn 700 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng hạ tầng các điểm bán hàng (Poit of Sale-POS) dùng chung, phục vụ cho phát triển kinh tế chia sẻ, thanh toán không dùng tiền mặt.
Công ty Hàn Quốc đầu tư 700 triệu USD phát triển hệ thống POS ở Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Giám đốc Công ty Alliex Park Byounggun. Ảnh: VGP/Thành Chung
 
Theo lộ trình trong 5 năm tới Alliex sẽ đầu tư hơn 700 triệu USD để phát triển mạng lưới khoảng 600.000 thiết bị thanh toán thẻ cho toàn thị trường.
Trong chuyến làm việc tại Việt Nam lần này, Công ty Alliex đã ký kết chính thức hợp đồng hợp tác triển khai hạ tầng POS dùng chung với ngân hàng Vietinbank và ngân hàng Sacombank của Việt Nam.
Giám đốc của Alliex cũng khẳng định, thời gian tới, công ty này sẽ đầu tư và phát triển mạng lưới POS dùng chung tại các cửa hàng ở Việt Nam, vận hành đơn vị chấp nhận thẻ, nâng cấp các tính năng gia tăng mới áp dụng trên các dòng POS tiên tiến đáp ứng quy định và thị hiếu thị trường (VCCS, QR Code, NFC, sinh trắc học).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Hàn Quốc là một hình mẫu trong thanh toán không dùng tiền mặt mà Việt Nam muốn thực hiện theo.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy là tiêu chuẩn hóa thanh toán qua mã QR và hạ tầng POS dùng chung. Đồng thời, Chính phủ cũng đang chỉ đạo về việc áp dụng các cơ chế thử nghiệm công nghệ mới (Sandbox) cho các doanh nghiệp phát triển.
Phó Thủ tướng mong muốn Alliex sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để góp phần hoàn thiện hệ sinh thái không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Theo Bizlive

Cả doanh nghiệp và NĐT cá nhân đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ về các khu vực có bờ biển đẹp, còn nhiều tiềm năng về du lịch khiến giá BĐS nơi đây có xu hướng tăng mạnh. Phan Thiết, Mũi Né, Quy Nhơn, Thanh Hóa… được xem là những vùng đất mới thu hút mạnh dòng tiền của NĐT ở giai đoạn này.

Làn sóng đầu tư đất nền ven biển đổ về các vùng đất mới

Giao dịch tăng nhiệt

Theo các chuyên gia, nếu trước kia ở các thị trường du lịch, đa số xuất hiện các loại hình BĐS như căn hộ khách sạn, biệt thự, nhà phố nghỉ dưỡng, shophouse thì hiện nay tại thị trường mới nổi có thêm phân khúc đất nền, được xem là loại hình thu hút mạnh dòng tiền và nhu cầu của giới đầu tư địa ốc bởi giá mềm trong khi khả năng tăng giá và biên lợi nhuận lại khá cao.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư của cả doanh nghiệp địa ốc lẫn NĐT cá nhân đã khiến hoạt động đầu tư tại các khu vực BĐS mới nổi như Quy Nhơn (Bình Định); Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa…chộn rộn thời gian gần đây.

Nếu so với các thủ phủ du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc thì các thị trường mới nổi này chỉ mới thực sự được giới đầu tư biết đến trong vòng 1-2 năm trở lại đây. Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc có tên tuổi như VinGroup, FLC, Novaland, Phát Đạt, Hưng Thịnh, DKR…cùng lúc tấn công thị trường này khiến nơi đây trở thành tâm điểm thu hút NĐT cá nhân thời gian gần đây.

Làn sóng đầu tư đất nền ven biển đổ về các vùng đất mới - Ảnh 1.

Phân khúc đất nền được xem là loại hình thu hút mạnh dòng tiền và nhu cầu của giới đầu tư địa ốc bởi giá mềm trong khi khả năng tăng giá và biên lợi nhuận lại khá cao

Giao dịch ở các dự án vì thế cũng tăng nhiệt theo. Có thể kể đến như khoảng 1.300 nền đất thuộc dự án Nhơn Hội New City đã được đặt mua, hàng nghìn sản phẩm căn nhà thứ hai thuộc các dự án Novaworld của tập đoàn Novaland cũng được đăng ký mua, dự án Quy Nhơn Melody ở Bình Định cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư; Hay mới đây một dự án đất nền khác đang gây "sốt" cho giới đầu tư phía Bắc là Khu dân cư Quảng Phú (Sunrise Residence) ở Thanh Hóa với giá nền đất được bán chỉ từ 9 triệu đồng/m2 cũng đang thu hút được các nhà đầu tư....

Trong khi đó, một số thị trường mới nổi khác như Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận) mặc dù một số dự án vướng lùm xùm pháp lý chưa hoàn thiện, tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận mức độ quan tâm của giới đầu tư địa ốc đến các dự án mới “manh nha” ra thị trường là khá cao. Trong đó, theo các doanh nghiệp, các sản phẩm giá vừa tầm được hấp thụ tốt nhất.

Theo các chuyên gia, BĐS ven biển, đặc biệt ở các thị trường còn nhiều dư địa phát triển du lịch đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía khách mua là bởi sự khan hiếm quỹ đất sạch, tỉ suất sinh lời cao, trong khi chi phí đầu tư còn thấp. Bên cạnh đó, giá thứ cấp tăng mạnh cộng với tâm lý chuộng đất nền khiến giao dịch ở các thị trường này tăng nhiệt thời gian qua.

Giá tăng mạnh trên thị trường thứ cấp

Giới kinh doanh ghi nhận, khoảng 1 năm vừa qua tại các thị trường như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc tăng giá rất ít do nguồn cung quá nhiều dẫn đến tình trạng bão hoà, phần do tính pháp lý của condotel chưa ổn nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý xuống tiền của NĐT. Trong khi đó, Bình Định và Bình Thuận là 2 thị trường mới nổi có sự tăng giá đáng kể trong vòng 6 tháng qua.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty Bất động sản Danh Khôi (DKR) cho biết, hiện thị trường Quy Nhơn không nhiều về nguồn cung, trong khi sức cầu từ các nhà đầu tư ngày càng tăng.

Image result for resort biển

Xét về góc độ địa lý, Quy Nhơn khó có khả năng mở rộng quỹ đất, vì phía Đông giáp biển, phía Tây giáp núi, phía Bắc đang hình thành các khu công nghiệp, do vậy khả năng mở rộng quỹ đất chỉ còn lại là phía Nam, tức khu vực đang hình thành Khu kinh tế Nhơn Hội. Chính sự sự khan hiếm về quỹ đất, trong khi nhu cầu tăng cao, đã khiến giá nhà đất tăng theo.

Quả thực, theo khảo sát, những khu vực lân cận thành phố có hạ tầng giao thông kết nối, là tâm điểm du lịch Quy Nhơn như Nhơn Lý, Nhơn Hội có mức tăng giá gần 4 – 5 lần so với giai đoạn 2014 – 2017. Đặc biệt là những dự án gần các quần thể nghỉ dưỡng lớn thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội, giá đất cũng đang rục rịch tăng cao.

Theo các chuyên gia, mức độ tăng giá sẽ còn tiếp diễn khi mà các khu vực này đang sở hữu lợi thế về hạ tầng giao thông hoàn chỉnh nhờ được quy hoạch đầu tư xây dựng đồng bộ, đồng thời là cửa ngõ giáp ranh nhiều điểm du lịch hút khách trong nước và quốc tế tại Bình Định như Kỳ Co, Cù Lao Xanh, Eo Gió…

Trong khi đó, những lô đất vàng trong trung tâm TP.Quy Nhơn có tốc độ tăng mạnh. Có những tuyến đường đạt ngưỡng giá 100-200 triệu đồng/m2, tăng gấp nhiều lần so với các năm trước đó.

Nói về mức độ tăng giá thứ cấp của BĐS ở những khu vực ven biển, ông Ngô Đức Sơn, Phóng tổng giám đốc DRH Holding cho biết, từ đầu năm đến nay, chỉ có Quy Nhơn ghi nhận tăng mạnh nhất từ 40-60% và phía Nam Bình Thuận như Hàm Tân, Lagi; Bắc Bà Rịa như Bình Châu giá tăng trưởng khoảng 20-30%/năm.

Theo ông Sơn, từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2018, giá BĐS ven biển nhìn chung tăng mạnh. Khu vực Long Hải, Long Điền, Bà Rịa tăng khoảng 70%. Khu vực Cam Ranh, Phan Rang, một số nơi ở Phan Thiết như Thiện Nghiệp, Lagi, Tiến Thành giá tăng đến 150%. Riêng Đà Nẵng, Nha Trang trước đó đã tăng mạnh nên khoảng thời gian này chỉ tăng nhẹ 20-30%/năm.

Theo các chuyên gia, BĐS ven biển dù đã có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, song vẫn còn tương đối “mềm”, dư địa của sự gia tăng vẫn còn lớn. Quỹ đất khan hiếm, doanh nghiệp săn tìm đất ráo riết được xem là nguyên nhân khiến mặt bằng giá đất ven biển tăng mạnh thời gian qua.

Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch ở các thị trường mới nổi cũng là nguyên nhân khiến giá thứ cấp BĐS tăng mạnh. Chẳng hạn, theo thống kê, lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách nội địa đến Quy Nhơn nói chung và Nhơn Hội nói riêng tăng cao trong thời gian qua. Dự báo đến năm 2020, tỉnh sẽ đón 5,5 triệu lượt khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hơn 20% mỗi năm và sẽ tiếp tục gia tăng khi hạ tầng liên vùng từ đường bộ đến đường hàng không được quan tâm đầu tư.

Còn về tổng qua, theo CBRE, trong 10 tháng đầu năm 2018 lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,8 triệu lượt, tăng 22,4% so với cùng kỳ 2017 - mức tăng trưởng hàng đầu châu Á, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2019, du khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, lượng khách đổ về các thị trường du lịch mới nổi, còn hoang sơ như Mũi Né, Quy Nhơn, một số khu vực của Quảng Nam, Quảng Ngãi tăng mạnh được xem là nguyên nhân khiến thị trường BĐS các khu vực này chộn rộn theo, giới đầu tư địa ốc quan tâm.

Theo Nhịp Sống Việt

Ba lĩnh vực được xem là thế mạnh của tỉnh Bình Thuận, kỳ vọng thu hút nguồn vốn gồm Du lịch - Công nghiệp xanh, sạch - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bình Thuận hút vốn đầu tư ba lĩnh vực mũi nhọn

Nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi với nguồn tài nguyên đa dạng. Sở hữu diện tích tự nhiên 7.813m2 với bờ biển dài gần 200km, vùng biển Bình Thuận tiếp giáp đường hàng hải quốc tế, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thời tiết thiên nhiên. Đây đều là những yếu tố có thể “đánh thức” tiềm năng của mảnh đất này.

Sở hữu các lợi thế tự nhiên, Bình Thuận có nhiều cơ sở để phát triển nông, lâm, thủy sản. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 275.000ha, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới 114.000ha, Bình Thuận sở hữu tài nguyên đất phong phú. Bên cạnh đó, Bình Thuận còn là một trong ba ngư trường lớn của cả nước và có đến 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải… 

Bên cạnh 23 cụm công nghiệp tại các địa phương trong tỉnh, Bình Thuận gây ấn tượng về năng lượng từ nhiệt điện, thủy điện, điện gió và điện mặt trời với tổng công suất quy hoạch 29.000MW. Sở hữu số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, nơi đây rất phù hợp để phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Đặc biệt, để tạo nên một Bình Thuận chuyển mình, không thể bỏ qua ngành công nghiệp không khói là du lịch. Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Thuận, trong tháng 7/2019, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã đón và phục vụ gần 510.000 lượt khách, tăng 1,22% so với tháng 6/2019 và tăng 11,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2019, Bình Thuận đón gần 3,5 triệu lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng (đạt 54,06% kế hoạch năm, tăng 12,44% so cùng kỳ 2018), khách quốc tế đạt 435.500 lượt (tăng 12,35% so cùng kỳ 2018).

Trước đó, tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư năm 2017, Bình Thuận đạt tăng trưởng tích cực về mọi mặt. Cụ thể, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2018 tăng 8,08% (mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2016), tất cả chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của tỉnh Bình Thuận đã tăng lên 64 điểm, đứng thứ 22 trên 63 tỉnh thành trên cả nước. Thu ngân sách nội tỉnh là 7.363 tỷ đồng (tăng 20,3% so với năm 2017). GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017. 

Trong 6 tháng đầu năm nay, Bình Thuận tiếp tục phát triển ổn định, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, GRDP ước tăng 8,46%. Thu ngân sách nội tỉnh 4.745 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ năm 2018. Riêng về du lịch, trong năm 2018, lượng khách đến du lịch tại tỉnh đạt trên 5,75 triệu lượt người, tăng 12,08% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 12.864 tỷ đồng, tăng 18,98% so với năm 2017. Sang năm nay, tính riêng 7 tháng đầu năm, doanh thu du lịch ước đạt 8.706 tỷ đồng (tăng 18,07% so cùng kỳ năm 2018).

Tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư năm 2019 do tỉnh Bình Thuận tổ chức ngày 22/9/2019 tại Sealinks City Phan Thiết, nhiều chính sách thúc đẩy, thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang kỳ vọng sẽ tạo động lực cho các hoạt động thu hút đầu tư, đối ngoại của Bình Thuận trong giai đoạn 2019-2020, định hướng 2021-2025.

Cụ thể, hội nghị sẽ tập trung giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Thuận, từ đó thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước với ba mục tiêu chính gồm Du lịch - Công nghiệp xanh, sạch - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện Bình Thuận sở hữu hơn 489 cơ sở lưu trú lớn nhỏ hoạt động, trong đó quy mô lớn nhất là nhà đầu tư Novaland với dự án NovaWorld Phan Thiet. Được xây dựng theo mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí “tất cả-trong-một”, NovaWorld Phan Thiet có quy mô gần 1.000ha.

Bên cạnh các tổ hợp lưu trú với thiết kế hiện đại, còn có trung tâm thể thao phức hợp 220ha gồm cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện để đăng kí tổ chức giải PGA Tour (Hội golf thủ chuyên nghiệp), khu thi đấu thể thao trong nhà, ngoài trời, sân vận động…

Cùng với đó, công viên bãi biển quy mô 16ha gồm nhiều tiện ích độc đáo, hay cụm công viên nước, công viên thiếu nhi, khu phức hợp trung tâm thương mại - hội nghị - ẩm thực - giải trí, loạt khách sạn 3-5 sao, khu resort; trung tâm chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ quốc tế… đang được kỳ vọng mang đến khả năng sinh lời cao.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Ngày 13/9/2019, bà Teresa Kok - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Malaysia đã dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự Hội chợ và Hội thảo thương mại dầu cọ Malaysia - Việt Nam (POTS) nhằm thúc đẩy giao thương ngành dầu cọ giữa Malaysia và Việt Nam.

Thị trường Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp dầu cọ Malaysia

Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường dầu cọ tại Việt Nam, bà Teresa Kok cho biết, Việt Nam có nhu cầu sử dụng dầu ăn lên tới 1,5 triệu tấn song sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nên phải nhập khẩu nhiều từ các nước.

Hiện Việt Nam là điểm đến thứ 8 đối với xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trị giá 8,24 tỷ USD trong năm 2018. “Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào dầu nhập khẩu và chất béo để bổ sung cho tiêu dùng nội địa, vì sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Gần 1 triệu tấn dầu và chất béo đã được nhập khẩu vào năm 2018 để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tổng cộng có 880.000 tấn dầu và chất béo nhập khẩu là dầu cọ, trong đó có 56% là từ Malaysia”, bà Teresa Kok cho biết.

Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 8 trong tổng số các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia đạt hơn 13 tỷ USD, phấn đấu tăng lên 20 tỷ USD vào năm 2020.

Bà Teresa Kok cho rằng, Việt Nam là một đối tác thương mại chiến lược quan trọng đối với Malaysia. Thương mại đã phát triển từ những mặt hàng như gia vị, quần áo và thực phẩm đến các mặt hàng như dầu cọ, dầu khí, hóa chất và hàng hóa thành phẩm.

dau-co-2324-1568423516.jpg

Năm 2018, có hơn 400.000 tấn dầu cọ Malaysia nhập khẩu về Việt Nam

Tại POTS 2019, bà Teresa Kok cũng kêu gọi các nhà đầu tư dầu và mỡ Malaysia và Việt Nam bắt tay vào một số sáng kiến hợp tác để tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại đối với mặt hàng này. Hiện cơ hội là vô hạn đối với khu vực tư nhân cả ở Việt Nam và Malaysia để định hình lại các phương thức kinh doanh cho dù dưới hình thức hợp tác và liên doanh chiến lược hoặc tạo lập các kế hoạch mới để mở rộng mảng kinh doanh dầu ăn và dầu cọ.

Được biết, POTS Malaysia - Việt Nam 2019 là lần thứ 59 trong chuỗi sự kiện kể từ khi được tổ chức vào năm 2006. Đây là POTS thứ hai được tổ chức tại Việt Nam nhằm nhận diện các vấn đề liên quan từ cộng đồng thương mại dầu mỡ. POTS Malaysia - Việt Nam 2019 được phối hợp tổ chức bởi Hội đồng dầu cọ Malaysia (MPOC) và Ban dầu cọ Malaysia (MPOB).

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Mức thuế suất nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng dầu mỏ thô (mã hàng 2709.00.10) sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%.

Thuế nhập khẩu dầu mỏ thô giảm từ 5% xuống còn 0%

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 28/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Cụ thể, sửa đổi bổ sung Phụ lục Danh mục biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường quy định tại Điều 2 Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017. Theo đó, mức thuế suất nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng dầu mỏ thô (mã hàng 2709.00.10) sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%.

Ngoài ra, Quyết định 28/2019/QĐ-TTg cũng sửa đổi mô tả hàng hóa của một số mặt hàng như:

Giấy bạc ngân hàng (banknotes), loại pháp định; cần trục trượt trên giàn trượt (cần trục cổng di động), cần trục vận tải, cổng trục, cầu trục, khung nâng di động và xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống; máy kết cấu nguyên khối (một vị trí gia công); máy gia công chuyển dịch đa vị trí; máy dùng để chiết xuất hoặc chế biến dầu hoặc mỡ động vật, dầu hoặc chất béo thực vật không bay hơi; phương tiện lưu trữ thông tin bán dẫn; bóng đèn tia cực tím hoặc bóng đèn tia hồng ngoại, bóng đèn hồ quang; bơm tiêm, kim tiêm, ống thông, ống dẫn lưu và loại tương tự...

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2019.

Theo Tạp Chí Tài Chính

페이지 17 / 전체 35

전략적 파트너십